Ghi dấu thanh trong chữ Việt
Trong chữ viết Việt, dấu thanh được đặt trên nguyên âm. Nếu một từ có nhiều hơn một nguyên âm thì phải đặt dấu thanh ở nguyên âm nào?
Quy tắc:
- Nếu nguyên âm cuối là nguyên âm thuần Việt (Ă, Â, Ê, Ô, Ơ) đặt dấu trên nguyên âm cuối.
- Nếu hai nguyên âm cuối là OA, OE, UY đặt dấu trên nguyên âm cuối. Sự khác nhau giữa ba cặp nguyên âm này với các bộ nguyên âm trong trường hợp dưới đây là ở chỗ: có thể đặt thêm một phụ âm sau ba cặp nguyên âm này.
- Các trường hợp khác: đặt dấu trên nguyên âm kề cuối.
- Chú ý: không kể nguyên âm i trong gi, và u trong qu.
- Hoằng, Tuấn, Huế, Yến Uống Miếng Nước
- Hoà, Hoè, Huỷ, Hoàn, Loét, Huýt
- Mía, Lúa, Dừa, Cải, Xoài, Mòi, Mối, Chuối, Bởi, Bưởi, Mùi, Ngửi, Cháo, Kéo, Màu, Dầu, Sếu, Tiều, Xỉu, Rượu, Hữu, Máy, Gậy, Ngoáy, Ngoáo, Ngoẻo.
- Giá, Quả, Quạu, Quẹo
Quy tắc trên dựa vào quy luật Đọc làm sao thì viết như vậy của Việt ngữ.
Nếu file chữ Việt được soạn đúng quy tắc thì có thể dùng phần mềm và Sound card để đọc file bằng cách ghép các phụ âm, vần và nguyên âm với nhau.
Tài liệu tham khảo: Wikipedia.
Trang-web này được áp-dụng Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License.
Bạn được phép chép lại trang-web này, với điều-kiện không được thay-đổi nội-dung và không dùng cho mục-đích thu-lợi và ghi rõ nguồn-gốc https://LeHBoi.github.io. Điều kiện trên cũng áp dụng với domain name trước đây của website này là LHBOI.NAME.VN.