Giới-thiệu

Thân-thế
Thành-tích
Privacy Policy

Hữu-ích

Lập-kế-hoạch-tài-chính gia-đình

Đầu-tư-cổ-phiếu

Các loại bảo-hiểm

Câu-chuyện

Kinh-nghiệm

Máy-tính

Chữ-Việt

Linh tinh

Ý kiến

Danh mục

Download
Mục lục





Kakeibo nghệ thuật tiết kiệm tiền kiểu Nhật

(Lược dịch từ I tried ‘Kakeibo’: The Japanese art of saving money—and it completely changed how I spend my money)

Năm 2017, tôi đã quyết định nghỉ việc đang làm tại một nhà xuất bản ở London và đến Nhật. Mặc dù tôi đã thích thú với công việc đó và đã có một cuộc sống rất tốt, nhưng tôi muốn một sự thay đổi.

Sau khi sống ở Tokyo được sáu tháng, tôi đã bị thu hút bởi những chi tiết nhỏ, những điều đáng suy nghĩ và những thay đổi từ từ trong cuộc sống hàng ngày ở Nhật.

Không giống với những gì tôi đã trải qua, nó đã hướng tôi tới việc sống chậm hơn và cải thiện cách sống, đặc biệt là trong thói quen chi tiêu tuỳ tiện và ngẫu hứng của tôi. Vì vậy khi tôi nghe nói về một phương pháp quản lý ngân sách gọi là kakeibo, tôi bị thu hút và quyết định thử làm theo.

Kakeibo tiết kiệm tiền kiểu Nhật

Kakeibo (đọc là ca-kê-bô) có nghĩa là sổ tài chính gia đình. Được phát minh ra vào năm 1904 bởi một phụ nữ tên là Hani Motoko (được biết đến như là nữ phóng viên đầu tiên ở Nhật), kakeibo là một cách đơn giản, không cầu kỳ để quản lý tài chính của bạn.

Một số người không phải đấu tranh với tình trạng chi tiêu quá mức và có thể thoả mãn với mức sống cơ bản. Tôi không thuộc nhóm đó. Tôi có một thói quen đi mua sắm khi tôi cảm thấy chán nản, mệt mỏi hay không vui về một điều gì đó. Tôi cũng đi mua sắm khi tôi cảm thấy vui, thường là tiêu quá mức.

Nhiều người đã đồng ý rằng thay đổi thói quen tài chính xấu không hề dễ, một phần bởi vì thói quen chi tiêu gắn chặt vào cuộc sống hàng ngày và hành động chi tiêu cũng có tác động đến cảm xúc nên khó dứt bỏ nó.

May mắn thay, trong 116 năm qua kakeibo đã giúp đỡ nhiều người có những quyết định đúng về tài chính.

Chỉ cần bút và sổ, không cần máy móc hiện đại

Cũng như mọi hệ thống quản lý ngân sách khác, ý tưởng chính của kakeibo là giúp bạn hiểu mối liên quan giữa bạn và tiền của bạn bằng cách duy trì một sổ ghi tất cả mọi món tiền nhận được và tiêu đi.

Tuy nhiên, Kakeibo khác với những phương pháp khác là nó không dùng software, spreadsheet hay app. Nó nhấn mạnh sự quan trọng của việc ghi bằng tay như là một cách để thấu hiểu thói quen chi tiêu.

Các cuộc nghiên cứu đã chứng minh rằng có nhiều lợi ích khi viết bằng tay. Nó có thể giúp bạn thay đổi tích cực bằng cách khuyến khích bạn hiểu đúng thực trạng và nhìn ra những kích thích đằng sau thói quen xấu của bạn.

Theo phương pháp kakeibo, bạn phải hỏi chính mình những câu hỏi sau đây trước khi mua những món đồ không thiết yếu cho cuộc sống hoặc những món mà bạn đột nhiên muốn mua nhưng không thật sự cần:

Trong khi kakeibo có hiệu quả trong việc giúp tôi làm tốt ngân sách, nó thật sự khác những cách mà tôi đã thử trước đây là bắt tôi nghĩ về những lần mua sắm và những gì thúc đẩy tôi mua.

Nói cách khác, cuối cùng tôi đã chinh phục được nỗi sợ về độ thành thật khi nói “cần” hay “muốn”. Nhờ vậy tôi đã đưa ra quyết định mua hay không mua nhanh hơn và đúng hơn.

Cần chú ý rằng kakeibo không nhằm cắt bỏ hết mọi niềm vui trong cuộc sống của bạn. Nếu bạn đang cảm thấy buồn, bạn có thể tự làm mình vui với những thứ không đắt đỏ như bó hoa. Thay vì yêu cầu bạn làm những điều rất quyết liệt, phương pháp này chỉ nhằm làm cho bạn thay đổi những thói quen xấu một cách có ý thức và từ từ.

Chi tiêu có ý thức như thế nào

Để thấy được kết quả tiết kiệm đáng kể, điều quan trọng là phải giữ cam kết luôn luôn tự hỏi những câu hỏi trên trước khi mua những thứ không thiết yếu.

Dưới đây là một vài chiến lược đơn giản để giúp bạn chi tiêu có ý thức:

  1. Để 24 giờ để cân nhắc những câu hỏi trên
  2. Đừng để những chiến dịch giảm giá cám dỗ bạn: khi lượm đồ giảm giá bỏ vào giỏ hàng bạn hãy tự hỏi rằng bạn có mua nó khi nó không giảm giá (tức là có cần nó không)
  3. Kiểm tra tài sản của bạn (tài khoản ngân hàng, đầu tư) thường xuyên
  4. Mua hàng bằng tiền mặt, dán lên các thẻ thanh toán một miếng giấy ghi dòng chữ “Bạn có thật sự cần mua thứ này không?”
  5. Thay đổi môi trường để tránh những cám dỗ: từ chối nhận những mail quảng cáo, ngừng theo dõi các kênh xã hội có quảng cáo.

Tôi vẫn thỉnh thoảng tự thưởng những thứ không thiết yếu. Điều đó hợp lý và nên làm. Nên nhớ rằng kakeibo là để tạo ý thức trong chi tiêu, cắt bỏ những thứ bột phát.

Việc chi tiêu có ý thức và tiết kiệm từng chút một với kakeibo đã có tác dụng tốt đến tài khoản ngân hàng của tôi.

Khoản tiết kiệm của tôi tăng nhanh hơn mức tôi từng nghĩ tới. Quan trọng hơn nữa, tôi có những quyết định đầu tư tốt hơn cho những thứ thật sự có ý nghĩa.


Kakeibo là bước đầu để kiểm soát chi tiêu để có tiền tiết kiệm, bước thứ hai là lập kế hoạch tiết kiệm để biết được nên tiết kiệm bao nhiêu là vừa đủ cho tương lai, không thắt chặt quá mức trong hiện tại hay tương lai.

Dùng sổ và bút để ghi chép tác động đến tâm lý nhiều hơn, nhưng khi đã thành thói quen kiểm soát chi tiêu thì có thể dùng phần mềm ghi chép để quản lý tài sản dễ dàng hơn.

Các bài liên quan:
* Những câu chuyện khác

Trang-web này được áp-dụng Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License. Bạn được phép chép lại trang-web này, với điều-kiện không được thay-đổi nội-dung và không dùng cho mục-đích thu-lợi và ghi rõ nguồn-gốc https://LeHBoi.github.io. Điều kiện trên cũng áp dụng với domain name trước đây của website này là LHBOI.NAME.VN.