Ghi chép linh tinh về ảnh và máy tính Linux
Chống ẩm cho máy ảnh
Độ ẩm tương đối ở Sài Gòn trong mùa mưa thay đổi trong khoảng 65% vào lúc trưa nắng tới 100% vào lúc sáng sớm. Lượng hơi nước trong không khí thì ít thay đổi nhưng độ ẩm tương đối giảm khi nhiệt độ tăng và tăng khi nhiệt độ giảm. Lúc sáng sớm, nhiệt độ không khí giảm thấp nhất trong ngày nên độ ẩm tương đối tăng lên. Khi độ ẩm tương đối tăng lên đến 100% thì hơi nước bắt đầu ngưng tụ thành nước. Ta có thể thấy nước ngưng tụ làm mờ các tấm kính.
Nước ngưng tụ trong dụng cụ điện và điện tử sẽ làm hỏng chúng. Độ ẩm trên 60% có thể làm mốc ống kính máy ảnh. Để tránh cho máy ảnh bị hỏng vì hơi nước trong không khí thì phải chống ẩm cho nó. Cách chống ẩm chuyên nghiệp nhất là mua một tủ chống ẩm để cất máy ảnh.
Tủ chống ẩm điện tử có một bộ phận nhỏ làm lạnh bằng hiệu ứng Peltier để ngưng tụ nước trong tủ, sau đó thải nước đó ra ngoài qua dạng hơi. Độ ẩm bên trong tủ có thể được chọn từ bảng điều khiển. Giá của tủ chống ẩm từ 1,6 triệu đồng trở lên.
Nếu chưa thể mua được tủ chống ẩm thì có thể làm theo cách đơn giản sau: dùng silica gel để làm khô không khí trong hộp kín. Trên thị trường có bán các hộp nhựa PP trong do Việt Nam sản xuất, có một lớp đệm cao su silicone quanh nắp, rất kín, có đủ cỡ từ 0,2l tới 8l. Trong hình bên cạnh là một hộp 4,5l để cất máy chụp ảnh, máy quay phim và các cuộn băng. Phần màu xanh dương quanh nắp là cao su silicone. Trong hộp có khoảng 50cc silica gel. Đặt một ẩm kế vào trong hộp, sau nửa ngày kim ngừng lại ở vạch 40%, trong khi độ ẩm ngoài trời cao như đã ghi ở trên. Ẩm kế vỏ nhựa hình tròn, Made in China, mua ở tiệm bán dụng cụ y khoa, giá 50.000₫. Tất cả tốn chưa tới 100.000₫, lại không tốn điện.
Sau nhiều lần mở hộp để lấy máy ra dùng và cất máy vào, silica gel sẽ no nước, khi đó phải tái sinh nó bằng cách đưa lên nhiệt độ 150℃ trong 30 phút. Có thể dùng lò vi ba để nung.
Nhiều người thường dùng một bóng đèn nhỏ để trong tủ để sưởi những thứ cần chống ẩm. Cách làm này dựa vào nguyên tắc độ ẩm tương đối giảm khi nhiệt độ tăng. Tác dụng của cách làm này không lớn lắm.
Quay JPEG file mà vẫn giữ nguyên Exif và chất lượng hình
jpegtran -rotate {90|180|270} -copy all file.jpg > output.jpg
convert file.jpg -rotate {90|180|270} output.jpg
Làm đĩa VCD, SVCD bằng máy Linux
- Dùng Kino capture digital video qua IEEE1394 hoặc analog video qua Video4Linux
- edit video: cắt bỏ, sắp xếp, thêm các đoạn chuyển tiếp, lồng tiếng…
- lưu file kịch bản smil
- export ra MPEG (Kino gọi mjpegtool)
- Dùng vcdimager tạo VCD image gồm 2 file .cue và .bin: vcdimager -t svcd file.mpeg
- Dùng cdrecord ghi đĩa: cdrecord -dao speed=4 cuefile=videocd.cue, hoặc cdrdao write --device /dev/scd0 videocd.cue
Ghi băng được ghi dạng wide screen 16:9 ra đĩa DVD sẽ có dạng 16:9. Các máy xem đĩa có thể tự chèn khoảng trống trên và dưới hình khi đưa ra TV 4:3. Khi ghi băng 16:9 ra dạng VCD hay SVCD thì cần phải chèn khoảng trống trước để thành dạng letterbox vì các máy xem đĩa chỉ hiểu VCD và SVCD dạng 4:3. Chèn khi export bằng cách thêm yuvscaler -M WIDE2STD -O SVCD hoặc -O VCD vào pipe.
Đổi file video từ NTSC qua PAL bằng ffmpeg?
Thu hình từ V4L vào file bằng lavrec --software-encoding -f a -i p -t 5 -g720x576 -v 2 /opt/Videos/tst%02d.avi hoặc mencoder -endpos -ovc lavc -oac lavc -lavcopts vcodec=mpeg4:vbitrate=3000:acodec=mp2:threads=2 tv:// -tv driver=v4l2:freq=128.000:adevice=/dev/dsp:amode=0:decimation=1 -o ~/tv.avi (nhớ dùng alsamixer bật capture Line lên) DVD mpeg
mencoder -v -endpos 10 -vf scale=720:576,harddup -of mpeg -mpegopts format=dvd -srate 48000 -ofps 25 -ovc lavc -oac lavc -lavcopts vcodec=mpeg2video:aspect=4/3:acodec=ac3:abitrate=192:vbitrate=4900:threads=2 tv:// -tv driver=v4l2:width=720:height=576:freq=192.000:adevice=/dev/dsp:amode=1:audiorate=48000:decimation=1 -o /opt/Videos/tv02.mpg
Dùng máy in-scan Epson Stylus CX-1500 với Fedora Core 5
Máy loại in và scan gọi là MFP: Multi Function Printer, hay là AiO: All in One.
Máy được scan với backend snapscan của sane. Để scan được thì phải cài sane-backends 1.0.18. Máy này nối vào máy tính qua USB. udev daemon sẽ tạo các device node cho chức năng in và scan. Đó là các node:
- /dev/usb/lp0 và các symbolic link /dev/par0, /dev/scanner-lp0
- /dev/bus/usb/00x/00y và symbolic link /dev/scanner-usbdevx.y trong đó x là BusId và y là DeviceId cấp cho USB device mỗi khi nối vào máy tính.
Ta có thể dùng scanimage, xsane, hoặc gimp plugin để scan.
scanimage là command line tool, gõ lệnh theo dạng sau từ shell prompt:
scanimage -d snapscan:libusb:001:003 --format=tiff --resolution 150 --mode Color -x 130 -y 30 -y 55 > file.tiff
scanimage có các option để chỉnh màu khi scan, có option để scan liên tiếp nhiều trang. scanimage chỉ ghi file theo 1 trong 2 kiểu là PNM và TIFF.
xsane là X software, có thể scan xem thử, chỉnh màu rồi mới scan thiệt ghi vào file theo các kiểu PNM, TIFF, PNG, JPEG, Postscript, PDF.
gimp có plugin gọi xsane scan hình rồi edit luôn.
In hình từ máy Linux
Có thể in từ gThumb. gThumb cho phép đặt lề, co giãn hình nhưng mỗi lần gThumb chỉ in có một bản.
Với máy in-scan kết hợp thì tôi có thể copy một tờ giấy mà không cần đến máy tính. Nhưng nếu muốn có nhiều bản copy giống nhau thì in từ máy tính nhanh hơn. Khi cần in nhiều bản giống nhau thì dùng GIMP để in. Trong cửa sổ in của GIMP không có ô cho chọn số bản in nhưng có ô để thay đổi dòng lệnh lp, chỉ cần thêm option -n cho lp là có thể in một lần được nhiều bản tuỳ thích.
* Những kinh nghiệm khác