Giới-thiệu

Thân-thế
Thành-tích
Privacy Policy

Hữu-ích

Lập-kế-hoạch-tài-chính gia-đình

Đầu-tư-cổ-phiếu

Các loại bảo-hiểm

Câu-chuyện

Kinh-nghiệm

Máy-tính

Chữ-Việt

Linh tinh

Ý kiến

Danh mục

Download
Mục lục





Sáu điều giúp tôi bớt lo lắng về tiền bạc

Dịch từ 6 things that help me stop worrying about money (almost).

Sự lo lắng có thể đến từ sự phiền phức dai dẳng của một hóa đơn chưa thanh toán, hoặc một cú nhào lộn của giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Rất có thể có những điều xảy ra theo định kỳ làm cho bạn lo lắng về tiền bạc. Nếu bạn có những điều đó thì hãy gia nhập câu lạc bộ những người cùng cảnh ngộ.

Ngay cả khi có một số tiền tiết kiệm kha khá và một kế hoạch tài chính vững chắc cũng không tránh khỏi những lo lắng tiền bạc bởi vì bạn càng biết rõ về tài chính cá nhân, bạn càng hiểu mọi kế hoạch và chương trình đầu tư mong manh thế nào. Tuy nhiên, tôi lo lắng về tiền ít hơn trước đây, nhờ vào một bộ sưu tập các thói quen và thái độ đã giúp tôi bớt bị ám ảnh về tiền bạc. Điều đó có nghĩa là tôi đã đi được một chặng đường dài, so với lúc tiền là một nỗi lo thường trực.

Một sự tốt nghiệp khiêm tốn

Giống như hầu hết mọi người, cuộc sống của tôi đã hình thành nên con người tôi; trong tài chính cá nhân, trải nghiệm quan trọng nhất của tôi là đã tốt nghiệp đại học trong những năm đầu thập niên 1980, một giai đoạn ảm đạm trong thị trường việc làm. Trong thực tế, năm cuối của tôi - thời gian người ta thường lập được kế hoạch nghề nghiệp và chọn công việc - đã được đánh dấu bởi tỷ lệ thất nghiệp cao nhất của thời kỳ hậu chiến tranh thế giới II. Vì vậy, tôi đã sống những tháng đầu tiên sau khi tốt nghiệp đại học bằng việc trét khe cửa sổ và cạo sơn, bốc xếp trong siêu thị, và làm việc như một hầu bàn trong tiệm nhỏ. Tất cả việc làm đều với lương tối thiểu, và thậm chí công việc không được ổn định.

Tôi đã từng làm việc mỗi mùa hè trong suốt những năm đại học của tôi; nhưng cho đến thời điểm đó, tôi chưa bao giờ phải làm việc đặc biệt nặng - và tôi đã tiêu hết sạch tiền đã kiếm được. Khi tôi đã sống với mức lương tối thiểu sau khi tốt nghiệp, tôi nhanh chóng nhận ra hai điều:

  1. Điều quan trọng là phải tiết kiệm tiền khi bạn có thể bởi vì bạn không bao giờ biết khi nào bạn sẽ cần đến nó, và
  2. Bạn phải tự mình làm cho tình hình trở nên tốt hơn, nó không tự tốt hơn được đâu.

Tình thế dần tốt hơn cho tôi - tốt hơn nhiều. Tuy nhiên, ngay cả khi tài sản của tôi đã tăng lên, tôi vẫn lo lắng về một ngày nào đó hết tiền. Thật là không hay, có tiền vẫn không giúp được gì (không phải là đánh giá thấp ý nghĩa của tiền) khi mà bạn vẫn ở trong một tình trạng liên tục sợ hãi về việc mất nó. Giảm sự sợ hãi đó là những gì tôi đã làm trong những năm gần đây, và tôi đã tìm thấy sáu điều giúp tôi ngừng lo lắng quá nhiều về tiền bạc.

6 điều giúp tôi ngừng lo lắng về tiền bạc

Đây là sáu điều, không xếp theo thứ tự nào hết, mà tôi đã nhận ra là đã giúp tôi bớt lo ngại hơn về tiền bạc:

  1. Một người vợ cùng cách nhìn tài chính. Rất thường thấy áp lực tài chính đến từ bên trong các gia đình. Nếu hai người mong muốn các mục tiêu tài chính khác nhau, hoặc nếu có một người tiêu tiền nhiều hơn người khác, nó có thể gây ra căng thẳng trong hôn nhân. May mắn thay, vợ tôi có nhiều điểm chung về thái độ với tôi về tiền bạc và lối sống, và một chìa khóa để có sự hòa hợp đó là trao đổi. Khi mối quan hệ bắt đầu trở nên nghiêm trọng, các cuộc thảo luận mở về cách quản lý tiền bạc và những mục tiêu tài chính của bạn có thể giúp bạn chắc chắn rằng những suy nghĩ của mỗi người về các vấn đề đó hợp với nhau. Sau đó, tiếp tục trao đổi để đảm bảo mỗi người hiểu tình hình tài chính gia đình, và những gì có thể xảy ra.
  2. Tiết kiệm sớm. Ngay khi tôi bắt đầu làm nhiều hơn mức lương tối thiểu, tôi bắt đầu tiết kiệm tiền bạc. Trong độ tuổi 20 của tôi, tôi đã không suy nghĩ về mục tiêu lâu dài như về hưu hoặc thậm chí mua một căn nhà - nhưng tôi xem tài khoản tiết kiệm như một bộ đệm chống lại những bất ngờ. Một khi bạn biết bạn có một ít tiền dành ra để đỡ những cú sốc tài chính, bạn đỡ lo lắng về những cú sốc đó.
  3. Một lối sống không nợ. Không có gì sai với việc vay tiền để mua dài hạn. và trong những năm qua, tôi đã mua nhà thế chấp và vay mua xe khi thích hợp. Tuy nhiên, tôi không cho rằng nợ phải là một điều thường xuyên, vì vậy tôi đã cố gắng để giữ cho các khoản vay càng ngắn hạn càng tốt và thường xuyên đã trả hết trước hạn. Lý do thực sự của việc này là tôi hạnh phúc hơn khi tôi không có nghĩa vụ tài chính chưa hoàn thành, nhưng lợi ích phụ là, trong những năm qua, tôi đã tiết kiệm được hàng ngàn đô la lãi bằng cách giảm thiểu vay.
  4. Nhu cầu khiêm tốn. Như bạn có thể đoán được, kiên định tiết kiệm tiền và giảm thiểu nợ đòi hỏi một số hy sinh tài chính, nhưng tôi thực sự không cảm thấy thiếu thốn nhiều. Một phần của việc tiết kiệm là có khả năng đánh giá cao những thứ xa xỉ nho nhỏ sẽ làm cho người ta ít có khuynh hướng khao khát thứ đắt tiền. Một yếu tố khác là tự biết - Tôi biết tôi không bao giờ có thể thực sự thích một cái gì đó mà tôi không có khả năng sở hữu một cách dễ dàng, vì vậy không chi tiêu thường làm cho tôi hạnh phúc hơn là chi tiêu.
  5. Nhiều nguồn thu nhập. Tôi là một nhà văn, phân tích và tư vấn tự do; làm việc tự do có thể là một cách kiếm sống không ổn định. Đỡ một điều là tôi nhận được các dự án từ nhiều nguồn khác nhau, và thường là một dự án sẽ khởi động khi một dự án khác chậm lại. Làm việc toàn thời gian cho một người chủ có lẽ sẽ được ổn định hơn, nhưng tôi bớt lo ngại về an toàn việc làm khi tôi biết công việc của tôi đến từ nhiều nguồn.
  6. Một kế hoạch tài chính với một quỹ dự phòng. Bên cạnh thu nhập tự do của tôi, tôi sống một phần từ các khoản đầu tư, thứ mà người ta thường lo ngại là sự biến động của thị trường chứng khoán hoặc thị trường cho thuê nhà - đặc biệt là khi chúng bắt đầu biến động thất thường như trong những năm gần đây. Một vài năm trước đây, tôi nhận ra cảm xúc của tôi đã lên xuống theo thị trường chứng khoán quá nhiều, vì vậy tôi đã xây dựng những gì tôi gọi là một quỹ dự phòng vào kế hoạch tài chính của tôi. Tôi giả định rằng tài sản của tôi mất giá 15 phần trăm, và bất kỳ chi tiêu dựa trên những tài sản đó cũng phải điều chỉnh cho phù hợp. Có thể là hơi kỳ quặc, nhưng tôi cảm thấy thoải mái khi xem như tài sản đã mất giá hơn là lo lắng về việc nó sắp mất giá. Kết quả là, thỉnh thoảng khi cổ phiếu chìm xuống, tôi vẫn có thể thản nhiên vì điều đó đã được tính trong kế hoạch.

Thật ra, tôi vẫn lo lắng về tiền bạc, nhưng nó đã đi từ trạng thái gần như liên tục đến một cái gì đó mà thoáng qua tâm trí của tôi trong một vài phút mỗi tháng. Thành công tài chính là khi càng nhiều điều nhận thức được hiện thực hoá, vì vậy học cách nhìn mối quan tâm về tiền bạc cho thích hợp là một bước quan trọng.


Bàn thêm

Ở Việt Nam còn có một mối lo mất tiền nữa là lo tiền mất giá. Phần lớn trong số những người mà tôi đã tiếp xúc đối phó với mối lo này theo một trong hai cách:

  1. Không để dành: kiếm được bao nhiêu xài hết bấy nhiêu vì để tiền lại thì bị mất giá, uổng lắm.
  2. Đổi tiền ra vàng hay ngoại tệ.
Rõ ràng là cách thứ nhất sẽ tạo ra khó khăn về sau. Khó khăn đến mức nào thì bạn có thể xem ở bài sau.
Cách thứ hai có phải là cách hay nhất không? Mời bạn xem bài phân tích ở đây.
Trang-web này được áp-dụng Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License. Bạn được phép chép lại trang-web này, với điều-kiện không được thay-đổi nội-dung và không dùng cho mục-đích thu-lợi và ghi rõ nguồn-gốc https://LeHBoi.github.io. Điều kiện trên cũng áp dụng với domain name trước đây của website này là LHBOI.NAME.VN.