Giới-thiệu

Thân-thế
Thành-tích
Privacy Policy

Hữu-ích

Lập-kế-hoạch-tài-chính gia-đình

Đầu-tư-cổ-phiếu

Các loại bảo-hiểm

Câu-chuyện

Kinh-nghiệm

Máy-tính

Chữ-Việt

Linh tinh

Ý kiến

Danh mục

Download
Mục lục





Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

Tháng Mười, 2016

Mọi người đều hiểu được nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ đó từ khi còn học tiểu học. Nguồn gốc của câu tục ngữ đó là hành vi của đám đông: đa số người ta dễ dàng sao chép suy nghĩ, lời nói và hành động của những người chung quanh. Chung quanh có 'mực' thì người ta dễ bị 'đen', chung quanh có 'đèn' thì người ta được 'sáng'.

Điều tui muốn bàn ở đây là việc áp dụng câu đó trong thực tế. Trong thực tế thì 'đèn' và 'mực' không đứng tách rời nhau mà lẫn lộn với nhau. Trong trường hợp chung quanh vừa có 'đèn', vừa có 'mực' như vậy thì người ta sẽ 'đen' hay 'sáng'? Khi đó ta có thể thấy được khả năng phân biệt của mỗi người. Người nào có khả năng phân biệt sẽ chọn 'gần đèn' để được sáng hơn, những người còn lại thì cứ để 'mực ở gần' mà không nghĩ đến việc bị đen. Theo quan sát của tui thì số người có khả năng phân biệt không nhiều; bởi vậy mới có nhiều 'hiện tượng đám đông'.

Lấy một ví dụ về khả năng phân biệt đúng sai. Mỗi lần nói đến chuyện đầu tư cổ phiếu là vài người thân của tui la oai oái, tự động phát lại những câu sau:

Điều buồn cười là những người đó chưa bao giờ nhìn đến bảng giá cổ phiếu mà nói rất tự tin như là kinh nghiệm đầy mình. Mỗi lần như vậy, tui phải nói lại rằng kinh nghiệm đầu tư cổ phiếu 14 năm của tui khác với những điều đó, và tui nói lại những gì được viết trong trang web sau. Nhưng dường như do bị 'dính mực' nhiều quá nên 'đèn' không làm cho họ 'sáng' lên được chút nào, lần sau có dịp nói đến chủ đề cổ phiếu thì những điều ngộ nhận cũ lại được tự động bật lên! Và còn rất nhiều điều ngộ nhận khác trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.

Như vậy điều quan trọng không phải là gần cái gì mà là khả năng phân biệt được mọi thứ. Mỗi người phải dùng chính trí tuệ của mình để phân biệt chứ không được nhờ ai khác phân biệt giùm. Không thể nghe một người đáng kính nào đó nói "đây là đèn" khi đưa ra một thứ bằng thuỷ tinh, rồi cứ thế đem về để trong nhà và nghĩ rằng nhà mình sáng hơn trăng, có ngờ đâu thứ bằng thuỷ tinh đó là lọ mực 😞

Một điều cần phải phân biệt nữa là có một chỗ gần cái đèn nhưng không sáng, đó là chỗ gần cái chuôi đèn (hay đui đèn). Thấy một bóng đèn đang đưa chuôi của nó về phía mình thì đừng cố tiến lại gần nó, hãy tìm bóng đèn khác đang rọi đến chỗ mình. Nói cụ thể hơn là: mọi điều đều cần có điều kiện để áp dụng mới đúng được, nếu không có đủ điều kiện thì điều đó có thể trở thành sai.

Khả năng phân biệt là một thứ cần thiết để con người tự hoàn thiện, còn những thứ khác nữa được giải thích trong cuốn sách nhỏ sau. Phải thực hành phân biệt thật sớm, trước khi bị dính mực. Bị dính mực rồi thì nhìn mọi thứ đều lem nhem như nhau, khó phân biệt hơn.

Các bài liên quan:
* Những ý kiến khác

Trang-web này được áp-dụng Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License. Bạn được phép chép lại trang-web này, với điều-kiện không được thay-đổi nội-dung và không dùng cho mục-đích thu-lợi và ghi rõ nguồn-gốc https://LeHBoi.github.io. Điều kiện trên cũng áp dụng với domain name trước đây của website này là LHBOI.NAME.VN.