Giới-thiệu

Thân-thế
Thành-tích
Privacy Policy

Hữu-ích

Lập-kế-hoạch-tài-chính gia-đình

Đầu-tư-cổ-phiếu

Các loại bảo-hiểm

Câu-chuyện

Kinh-nghiệm

Máy-tính

Chữ-Việt

Linh tinh

Ý kiến

Danh mục

Download
Mục lục





Tính hiệu-quả của việc đầu-tư

Viết lần đầu trong Tháng Giêng, 2018

Hiệu-quả của việc đầu-tư tính như thế nào?

Hình từ dreamstime.com

Trước hết, xin khẳng định rằng mọi người đều có thể đầu tư và cần phải đầu tư. Đầu tư không phải là một việc cao siêu dành cho những người tài giỏi. Đầu tư bắt đầu từ những việc đơn giản như được nêu ra trong bài Đừng sợ chữ đầu tư, và có nhiều cách đầu tư ít đơn giản hơn như đã tóm tắt trong bài Những cách đầu tư.

Đầu tư là một cách gia tăng tài sản. Người ta đánh giá hiệu quả của việc đầu tư qua tỷ suất lợi nhuận hàng năm hay là tốc độ gia tăng tài sản. Trong một số việc đầu tư, việc tính tốc độ gia tăng tài sản rất đơn giản, ví dụ gửi tiết kiệm có kỳ hạn thì biết ngay lãi suất. Nhưng có những vụ đầu tư mà người đầu tư đưa tiền vào nhiều lần và nhận lại tiền nhiều lần trong một thời gian khá dài thì tính tốc độ gia tăng tài sản như thế nào? Nếu tính đơn giản bằng cách lấy tổng thu trừ tổng chi thì ta biết lợi nhuận nhưng hiệu-số đó không nói lên yếu tố tốc độ.

Ví dụ:

  1. Anh A mua một căn nhà chung cư trả góp hàng tháng đồng thời cho thuê căn nhà đó trong 10 năm rồi bán đi.
  2. Anh B gửi tiền vào quỹ đầu tư hàng tháng, sau 10 năm rút ra được một món tiền lớn (Sổ tiết kiệm hay quỹ đầu tư)

Giữa anh A và anh B, ai có tốc độ gia tăng tài sản cao hơn?

Để tính tốc độ gia tăng tài sản của những vụ đầu tư như vậy, đã có hàm XIRR trong các phần mềm spreadsheet. Cách dùng XIRR rất dễ, xem hướng dẫn trong trang Hàm tài chính. Tôi đã dùng hàm XIRR để tính các vụ đầu tư của tôi: cổ phiếu, quỹ đầu tư, nhà chung cư cho thuê, đất nền trong dự án. Kết quả:

Bài học rút ra được

Hiện nay tôi đang cho thuê một căn nhà liền đất, đi thuê một căn chung cư để ở, để dành tiền trong các quỹ đầu tư để sau này cho con du học và dưỡng già.

Các bạn hãy bắt đầu ghi sổ mọi khoản đầu tư từ nhỏ đến lớn của chính mình để đánh giá hiệu quả. Đây là Hướng dẫn cách ghi sổ và tính hiệu quả.

P.S.
Có thể dùng hàm XIRR để tính tốc độ gia tăng tài sản của các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Ví dụ hợp đồng bảo hiểm giáo dục của con tôi có thời hạn từ khi đứa bé chưa đầy ba tuổi đến năm 18 tuổi, đóng phí 15 năm, để lại mọi khoản bảo tức định kỳ để sinh lời, khi đáo hạn hợp đồng rút toàn bộ số tiền sẽ lời trung bình 5,37%/năm. Mức sinh lời đó thấp hơn gửi tiết kiệm vì phải tốn chi phí bảo hiểm các rủi ro.
Trong thực tế thì tôi thường rút bảo tức và phiếu tiền mặt ra dùng, việc này làm giảm mức sinh lời trung bình của hợp đồng bảo hiểm, nhưng xét hiệu quả chung của việc tích luỹ thì vẫn tốt vì khi rút tiền từ hợp đồng bảo hiểm tôi tránh được việc rút tiền từ các kênh đầu tư khác có lợi nhuận cao hơn, tức là tài sản của tôi tăng lên nhanh hơn.


Trang-web này được áp-dụng Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License. Bạn được phép chép lại trang-web này, với điều-kiện không được thay-đổi nội-dung và không dùng cho mục-đích thu-lợi và ghi rõ nguồn-gốc https://LeHBoi.github.io. Điều kiện trên cũng áp dụng với domain name trước đây của website này là LHBOI.NAME.VN.