Giới-thiệu

Thân-thế
Thành-tích
Privacy Policy

Hữu-ích

Lập-kế-hoạch-tài-chính gia-đình

Đầu-tư-cổ-phiếu

Các loại bảo-hiểm

Câu-chuyện

Kinh-nghiệm

Máy-tính

Chữ-Việt

Linh tinh

Ý kiến

Danh mục

Download
Mục lục





Lập kế hoạch tài chính gia đình

Viết lần đầu trong Tháng Hai, 2019.

Giai đoạn về hưu

Bạn đ̣ã nghỉ kiếm tiền và đang chi tiêu từ quỹ hưu trí. Bạn không còn những mối lo phải trả góp, phải nuôi con…
Đây là công cụ tính toán giúp bạn kiểm soát quỹ hưu trí và giữ mức sống ổn định trong suốt những năm còn lại.
Cuộc sống luôn luôn thay đổi, lộ trình tài chính của mỗi người cũng sẽ thay đổi theo. Với công cụ này, bạn sẽ nhanh chóng vẽ lại lộ trình để thích nghi với những thay đổi như là thu nhập, lạm phát, lợi nhuận đầu tư thay đổi theo tình hình kinh tế vĩ mô.

Trang này hướng dẫn cách dùng bảng tính KHTCp2 để lập kế hoạch thu-chi và đầu tư trong suốt cuộc sống hưu trí.

Bảng tính KHTCp2 gồm có các trang:

Hãy lập kế hoạch theo các bước sau

Chép bảng tính KHTCp2, đọc trang Hướng-dẫn (bấm vào đây để xem chi tiết)

Bấm vào đây rồi chọn menu Tệp→Tạo một bản sao hoặc File→Make a copy để chép về Google Drive của bạn, chú ý: dùng menu dưới chữ KHTCp2 trong cửa sổ chương trình duyệt web, đừng dùng menu của chương trình duyệt web, đừng download về dùng với Excel vì trong KHTCp2 có một số hàm tôi tự viết, Excel không thể chạy những hàm đó. Nếu bạn mở KHTCp2 bằng Google Sheet app trên smartphone thì bạn dùng menu ⋮→Share & export để Make a copy. Bạn hãy đổi tên file thành KHTCyyyymm, theo tháng bắt đầu kế hoạch.

Bạn hãy đọc kỹ trang Hướng-dẫn rồi bắt đầu làm theo các bước dưới đây để tính lộ trình tài chính.

Nhập các thông tin chung

Bạn hãy gõ vào tên, năm sinh và năm bắt đầu thực hiện kế hoạch này vào các ô B3, B4, B5 của trang TT-chung.
Ô B6 để ghi tổng giá trị các tài sản đầu tư đang sinh lợi cho bạn: sổ tiết kiệm, quỹ đầu tư, cổ phiếu, bất động sản… Giá trị căn nhà bạn đang ở không được tính vào tổng tài sản đầu tư mặc dù nó có thể tăng giá theo thời gian, bạn chỉ tính giá trị căn nhà đang ở sau khi bạn bán nó đi. Khi bạn chưa bán căn nhà thì phần giá trị tăng thêm chưa giúp gì cho bạn hết. Nếu bạn có một khoản tiền sẽ phải chi nhưng không liên quan đến chi tiêu cá nhân hàng tháng (ví dụ con bạn chưa học xong đại học, trả góp nhà chưa xong) thì bạn hãy trừ khoản tiền đó vào tổng tài sản ghi trong ô này.
Ô B7 để ghi lợi nhuận trung bình của tổng tài sản trên. Bạn có thể ghi gần đúng hoặc có thể tính bằng bảng tính ĐTDH. Các bạn có thể dễ dàng có được lợi nhuận trung bình 12%/năm khi đầu tư dài hạn vào quỹ đầu tư cổ phiếu.
Ô B8 để ghi các thu nhập hiện nay của bạn, gồm có thu nhập thụ động: những hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mà bạn đang rút tiền lời, nhà cho thuê, tiền lương hưu nhận được từ Bảo hiểm xã hội và thu nhập chủ động nếu bạn có những công việc yêu thích. Bạn hãy ghi tổng các khoản này vào ô B8.
Ô B9 là chi tiêu trung bình hàng tháng hiện nay. Bạn chỉ tính các khoản chi tiêu ăn-uống-ở-đi-lại-giải-trí của cá nhân (nếu bạn độc thân) hoặc của hai vợ chồng (nếu bạn đang sống cùng vợ/chồng), khoản này cũng gồm luôn những chi tiêu không thường xuyên như mua sắm, du lịch.
Ghi mức trượt giá trung bình những năm gần đây vào ô B10.

Tính quỹ hưu trí

Trang Quỹ-hưu dùng để tính số tiền cần có ngay lúc này để bạn có một mức sống ổn định tương đương với mức sống hiện nay.
Ghi tuổi thọ dự tính vào ô B4. Bạn nên ghi số này từ 90 đến 100 để chắc chắn rằng quỹ hưu sẽ đủ dùng khi bạn rất thọ. Nếu bạn không kịp dùng hết quỹ hưu này thì phần còn lại là gia tài cho con cháu hoặc làm từ thiện.
Khi lớn tuổi hơn, sẽ phát sinh những khoản chi mới (ví dụ như chi tiêu chữa bệnh), hãy chọn một hệ số, ghi vào ô B5 làm tỉ lệ giữa chi tiêu sau này và chi tiêu hiện nay.
Ô B9 ghi số tiền bạn muốn để lại khi chấm dứt cuộc đời. Nếu bạn có bất động sản để lại thì không cần để lại nhiều tiền.
Đến đây, bạn đã nhập đủ các thông tin cần thiết. Chương trình sẽ tính ra ngay trong ô B10 số tiền bạn cần có lúc này. Nếu số này lớn hơn tổng tài sản đầu tư bạn đang có, bạn cần giảm mức chi tiêu hoặc tiếp tục làm việc để kiếm thêm tiền. Nếu số này nhỏ hơn tổng tài sản đầu tư bạn đang có, bạn có thể tăng mức chi tiêu.

Để giảm chi tiêu, bạn cần liệt kê các khoản chi của mình và chọn giảm khoản nào ít cần thiết nhất. Bạn có thể dùng mẫu trong trang Thu-chi để liệt kê chi tiêu.

Chú ý

Bạn đang rút tiền từ tài sản đầu tư ra để tiêu. Tổng tài sản đầu tư của bạn nên được chia vào những nơi khác nhau tuỳ theo thời điểm sắp chi tiền, đó là nguyên tắc ba cái xô:

  1. Xô tiền trong tài khoản thanh toán và tiền tiết kiệm ngắn hạn, hoặc quỹ DCIP của Dragon Capital đựng số tiền bạn sắp chi trong nửa năm tới,
  2. Xô tiền tiết kiệm dài hạn hoặc quỹ đầu tư trái phiếu đựng số tiền sắp chi trong năm năm tới,
  3. Xô quỹ đầu tư cổ phiếu hoặc bất động sản đựng số tiền cho thời gian xa hơn năm năm, quỹ đầu tư cổ phiếu cần có thời gian đủ dài để sinh lời ổn định.

Bạn cần chú ý chọn những lúc thích hợp để rót tiền từ xô thứ ba sang xô thứ hai và từ xô thứ hai sang xô thứ nhất. Nếu xô thứ nhất và xô thứ hai bị cạn, bạn sẽ tạm thời rơi vào cảnh ngồi trên một đống tiền mà vẫn túng thiếu.

Chiến lược để chọn thời điểm rót tiền từ xô thứ ba vào xô thứ hai và xô thứ nhất:

Xem và điều chỉnh lộ trình

Sau khi đã điều chỉnh mức chi tiêu sao cho tổng tài sản đầu tư vừa đủ dùng suốt đời, bạn có thể xem lộ trình tài chính suốt đời trong trang Lộ-trình.
Đầu tiên, bạn hãy chọn frm2 trong ô C1 để tính lộ trình mới nhất. Sau khi tính xong, ô C1 sẽ được xoá trắng.
Trang Lộ-trình gồm một bảng ba cột: tuổi, tổng tài sản đầu tư vào cuối năm, mức chi tiêu trung bình hàng tháng trong năm. Tài sản đầu tư là tài sản sinh lời theo thời gian. Số liệu được tính cụ thể từng năm từ năm bắt đầu kế hoạch đến năm tuổi thọ dự kiến của bạn.

Tiếp theo trang Lộ-trình là trang Biểu-đồ gồm hai đường: tổng tài sản đầu tư và số tiền chi tiêu mỗi tháng.
Đường tổng tài sản sẽ tăng trong thời gian đầu, sau đó bắt đầu giảm. Nếu tổng tài sản của bạn hiện nay lớn hơn số quỹ hưu cần thiết thì đường tổng tài sản tăng mãi chứ không giảm, bạn càng sống lâu thì gia tài để lại càng lớn.
Đường chi tiêu mỗi tháng thì tăng mãi do lạm phát.

Bảng tính này chỉ dùng để lập kế hoạch; khi đã có kế hoạch khả thi nhất, để theo dõi việc thực hiện kế hoạch hàng ngày bạn nên dùng phần mềm gnucash và file spreadsheet ĐTDH.

Plan-Do-Check-Act

Các tính toán trong bảng tính này có chứa các yếu tố sẽ thay đổi theo thời gian như là lãi suất, lạm phát, thu nhập và chi tiêu của gia đình bạn. Do đó bạn nên điều chỉnh kế hoạch của mình mỗi khi có thay đổi. Nhớ chép bảng tính ra một bản để lưu trước khi thay đổi, ví dụ: ngày 1.1.2020, chép file KHTC201906 thành file KHTC202001 và sửa file KHTC202001. Việc cập nhật kế hoạch nên làm ít nhất một lần mỗi năm, bắt đầu từ trang TT-chung rồi đến các trang Quỹ-hưu, Lộ-trình.

trở về trang Kế hoạch tài chính

Trang-web này được áp-dụng Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License. Bạn được phép chép lại trang-web này, với điều-kiện không được thay-đổi nội-dung và không dùng cho mục-đích thu-lợi và ghi rõ nguồn-gốc https://LeHBoi.github.io. Điều kiện trên cũng áp dụng với domain name trước đây của website này là LHBOI.NAME.VN.