Giới-thiệu

Thân-thế
Thành-tích
Privacy Policy

Hữu-ích

Lập-kế-hoạch-tài-chính gia-đình

Đầu-tư-cổ-phiếu

Các loại bảo-hiểm

Câu-chuyện

Kinh-nghiệm

Máy-tính

Chữ-Việt

Linh tinh

Ý kiến

Danh mục

Download
Mục lục





Tìm-hiểu về quỹ-đầu-tư

Quỹ-đầu-tư là gì?

Để trả-lời cho câu-hỏi đó thì phải tìm-hiểu một vài khái-niệm kinh-tế tài-chính là trái-phiếu, cổ-phiếu, thị-trường chứng-khoán.

Trái-phiếu là giấy-xác-nhận nợ. Người-sở-hữu-trái-phiếu có quyền nhận lại tiền vốn và lãi từ bên-vay-nợ. Lãi-suất của trái-phiếu được qui-định rõ, có-thể là lãi-suất cố-định suốt thời-hạn trái-phiếu, hoặc thay-đổi theo một số tham-chiếu nào đó.
Bên-vay-nợ hay là bên phát-hành trái-phiếu có-thể là chính-phủ trung-ương, chính-quyền địa-phương, doanh-nghiệp. Thời-hạn của trái-phiếu từ một năm đến hơn năm năm.
Người-sở-hữu-trái-phiếu có-thể đem bán trái-phiếu khi nó chưa đến hạn để lấy tiền, giá bán có-thể cao hơn hay thấp hơn số vốn gốc ghi trên trái-phiếu.
Về mặt nào đó thì trái-phiếu có những điểm tương-tự như sổ-tiết-kiệm có kỳ-hạn. Sổ-tiết-kiệm có kỳ-hạn là giấy-xác-nhận ngân-hàng nợ khách-hàng một món tiền với lãi-suất đã ghi.

Cổ-phiếu là giấy-xác-nhận quyền-sở-hữu một phần công-ty, cũng có nghĩa là góp vốn vào công-ty.
Cổ-phiếu không qui-định lợi-nhuận, lợi-tức sẽ thay-đổi theo kết-quả kinh-doanh của công-ty, có-thể lời và cũng có-thể-lỗ.
Cổ-phiếu không có thời-hạn, nghĩa là công-ty không có trách-nhiệm trả lại tiền góp vốn, khi người-sở-hữu cổ-phiếu cần tiền thì đem bán cổ-phiếu cho người khác. Giá bán cổ-phiếu là giá mà bên mua cảm thấy có lợi, tức là mua với giá đó thì sau một thời-gian sẽ được lợi thoả-đáng.

Thị-trường chứng-khoán là nơi người-ta mua bán cổ-phiếu, trái-phiếu và những giấy-tờ có giá-trị khác. Với công-nghệ hiện-đại, ngày-nay người-ta không cần đem giấy-tờ và tiền-bạc tới gặp nhau để mua bán mà chỉ cần ngồi trước máy-tính nối mạng để mua bán qua trung-gian. Công-nghệ đó giúp cho lượng giao-dịch rất lớn, mỗi ngày thị-trường chứng-khoán Việt-Nam giao-dịch vài ngàn tỉ đồng. Để tham-gia giao-dịch trên thị-trường chứng-khoán thì người-bán phải gửi hàng (cổ-phiếu, trái-phiếu) vào tài-khoản lưu-ký, người mua phải để tiền vào tài-khoản-tiền sẵn-sàng.

Giá của cổ-phiếu của các công-ty niêm-yết trên thị-trường chứng-khoán thay-đổi theo kỳ-vọng của nhà-đầu-tư. Nhà-đầu-tư nghĩ rằng công-ty này sẽ sinh lời nhiều trong tương-lai thì sẽ mua cổ-phiếu công-ty đó với giá cao. Nhà-đầu-tư nghĩ rằng công-ty này sẽ lỗ trong tương-lai thì sẽ không mua cổ-phiếu công-ty đó dù giá thấp. Kỳ-vọng của nhà-đầu-tư có-thể bị lôi-kéo bởi những tin-đồn cho nên có những lúc cả thị-trường không muốn mua cổ-phiếu, thế là dù cho giá cổ-phiếu rẻ đến mức nào cũng không bán được. Nếu người nắm giữ cổ-phiếu đang cần tiền lúc đó thì sẽ gặp khó-khăn khi bán cổ-phiếu để lấy tiền.

Quỹ-đầu-tư là một cách đầu-tư gián-tiếp. Quỹ-đầu-tư là một tổ-chức sinh lợi bằng cách đầu-tư vào trái-phiếu và các doanh-nghiệp (đã niêm-yết trên thị-trường chứng-khoán hoặc chưa). Việc chọn đầu-tư vào ngành nào, công-ty nào phải tuân theo điều-lệ của quỹ. Vốn của quỹ-đầu-tư được các nhà-đầu-tư góp vào. Vốn được chia thành các đơn-vị gọi là đơn-vị-quỹ, giá ban-đầu của một đơn-vị-quỹ ở Việt Nam là 10.000 VND, giá đơn-vị-quỹ sẽ tăng-giảm trong thời-gian hoạt-động của quỹ.
Nói theo một cách khác thì quỹ-đầu-tư là một hình-thức đưa tiền cho công-ty quản-lý-quỹ sinh lời giùm cho mình, đổi lại thì công-ty quản-lý-quỹ được trả công trên số-tiền họ quản-lý (khoảng 1-2 %/năm). Công-ty quản-lý-quỹ không cam-kết sẽ lời được bao-nhiêu, họ chỉ cố-gắng làm tốt nhất. Khi công-ty quản-lý-quỹ làm tốt, sinh lời nhiều thì nhiều người gửi tiền vào thì tiền công họ được nhiều hơn. Nhưng công-ty quản-lý-quỹ không-thể tránh khỏi có những lúc giá-trị của quỹ giảm trong ngắn-hạn.

Mua một đơn-vị-quỹ cũng giống như mua một ít vàng cất vào trong tủ. Trong khi gửi tiền vào ngân-hàng thì nó đẻ ra tiền lời, một lượng vàng để trong tủ không sinh ra thêm chỉ vàng nào cả, đơn-vị-quỹ cũng không sinh ra đơn-vị-quỹ khác. Mua vàng có lợi nhờ giá vàng có-thể tăng sau một thời-gian (nhưng cũng có-thể giảm). Mua đơn-vị-quỹ cũng vậy, trong dài-hạn giá đơn-vị-quỹ có-thể tăng nhanh hơn mức lạm-phát.
Quỹ-đầu-tư chuyên vào trái-phiếu thì rất ổn-định về giá: giá tăng đều. Quỹ-đầu-tư vào cổ-phiếu thì có giá tăng nhanh nhưng không ổn-định, có lúc tăng có lúc giảm. Với đặc-tính của hai mục-tiêu đầu-tư như vậy, nhà-đầu-tư nên chọn quỹ-đầu-tư trái-phiếu cho những khoản-tiền sắp dùng đến trong vòng nửa năm đến năm năm tới, và chọn quỹ-đầu-tư cổ-phiếu cho những khoản-tiền để lâu hơn năm năm.

Phân-loại

Theo hình-thức hoạt-động thì có-thể chia làm hai dạng: quỹ đóng và quỹ mở.

Quỹ đóng Quỹ mở
Phát-hành đơn-vị-quỹ Chỉ phát-hành một đợt rồi đóng quỹ Bất kỳ khi nào có nhà-đầu-tư mua
Chuyển-nhượng đơn-vị-quỹ Các nhà-đầu-tư chuyển-nhượng với nhau Nhà-đầu-tư bán lại cho công-ty quản-lý-quỹ. Công-ty quản-lý-quỹ cam-kết mua lại mọi lúc.
Giá-trị tài-sản quỹ Định giá và công bố hàng tuần hoặc hàng ngày Định giá và công bố hàng tuần hoặc hàng ngày
Giá giao dịch Thoả thuận giữa bên-mua và bên-bán, độc-lập với giá-trị tài-sản quỹ. Theo qui-định của sàn-giao-dịch chứng-khoán. Theo giá-trị tài-sản quỹ
Phí giao-dịch Công-ty chứng-khoán thu Phí môi-giới và phí lưu-ký. Công-ty quản-lý-quỹ thu phí khi mua và bán. Phí bán giảm dần theo thời-gian đầu-tư.
Thuế Thu-nhập cá-nhân 0,1% số-tiền bán đơn-vị-quỹ. Miễn thuế TNCN nếu quỹ liên-kết với bảo-hiểm nhân-thọ. 0,1% với các quỹ mở không liên-kết với BHNT.
Lượng giao-dịch nhỏ nhất 10 đơn-vị-quỹ Một trăm ngàn VND, chia ra chính-xác tới 1/10.000 hoặc 1/100 đơn-vị-quỹ

Chia theo tài-sản của quỹ thì có ba loại:

Giá của đơn-vị-quỹ-đầu-tư trái-phiếu tăng ổn-định, hơi cao hơn lãi-suất tiết-kiệm dài-hạn ở các ngân-hàng. Ưu-điểm của quỹ-đầu-tư trái-phiếu so với ngân-hàng là được lợi-nhuận cao hơn và không cần chờ đến hạn để rút tiền. Quỹ-đầu-tư trái-phiếu có-thể đem lại lợi-nhuận cao hơn gửi tiết-kiệm ở ngân-hàng nhờ ưu thế về số vốn lớn: với số vốn hàng trăm tỉ đồng có-thể mua trái-phiếu kỳ hạn dài đến 10 năm với lãi-suất cao hơn kỳ hạn một năm. Quỹ mua trái-phiếu kỳ hạn dài nhưng luôn luôn có sẵn một phần tiền để mua lại đơn-vị-quỹ từ nhà-đầu-tư, nên nhà-đầu-tư có-thể được hưởng lãi cao mà không phải để tiền kỳ hạn dài.
Giá của đơn-vị-quỹ-đầu-tư cổ-phiếu tăng-giảm không ổn-định nhưng lợi-nhuận trong dài-hạn sẽ tốt hơn quỹ-đầu-tư trái-phiếu. Giá đơn-vị-quỹ cân bằng cũng tăng-giảm nhưng với biên độ nhỏ hơn giá đơn-vị-quỹ-đầu-tư cổ-phiếu. Đây là bài so sánh lợi-nhuận giữa các phương tiện đầu-tư khác nhau.
Do tính-chất trên, chúng-ta tối-đa hoá lợi-nhuận của tiền để dành như sau:

  1. những khoản chưa dùng đến trong dài-hạn, trên năm năm, để vào quỹ-đầu-tư cổ-phiếu hoặc quỹ cân bằng
  2. những khoản sẽ dùng đến trong khoảng từ nửa năm đến năm năm, để vào quỹ-đầu-tư trái-phiếu
  3. những khoản sắp dùng đến trong vòng nửa năm, gửi tiết-kiệm kỳ hạn ngắn ở ngân-hàng, hoặc quỹ DCIP của Dragon Capital
  4. khi số-tiền trong ngân-hàng giảm xuống dưới mức cần-thiết, chúng-ta chuyển tiền từ quỹ-đầu-tư trái-phiếu sang ngân-hàng
  5. khi số-tiền trong quỹ-đầu-tư trái-phiếu giảm xuống dưới mức cần-thiết, chúng-ta chuyển tiền từ quỹ-đầu-tư cổ-phiếu sang quỹ-đầu-tư trái-phiếu, nên chuyển vào thời điểm giá cổ-phiếu đang cao sẽ có lợi hơn (xem kỹ hơn trong trang Kế-hoạch tài-chính giai-đoạn an-hưởng)

Công-ty quản-lý-quỹ thường phát-hành các bản-tin nhận-định xu-hướng thị-trường cổ-phiếu. Nhà-đầu-tư có-thể dựa-vào các bản-tin đó để quyết-định chuyển tiền từ quỹ-đầu-tư cổ-phiếu sang quỹ-đầu-tư trái-phiếu khi thị-trường sắp đi vào giai-đoạn giảm giá, và chuyển ngược-lại khi thị-trường sắp đi vào giai-đoạn tăng giá. Nếu làm đúng theo nhịp của thị-trường thì lợi-nhuận sẽ cao hơn nữa.

Khi tham-gia quỹ-đầu-tư, nhà-đầu-tư được hưởng lợi như trực-tiếp đầu-tư vào doanh-nghiệp, lợi-nhuận thường cao hơn gửi tiết-kiệm ở ngân-hàng, lại không tốn thời-giờ tìm-hiểu, phân-tích số-liệu tài-chính của các doanh-nghiệp vì đã có nhóm chuyên-gia được thuê để làm việc đó.
Quỹ mở rất thích-hợp cho những người không có nhiều thời-gian giao dịch: giáo-viên, bác-sĩ, kỹ-sư, công-nhân… Không cần lên sàn đặt lệnh mua, chỉ cần mỗi tháng dành ra một ít tiền, chuyển vào quỹ một cách an-toàn và tiện-lợi. Mua đơn-vị-quỹ tiện hơn mua vàng nhiều, chỉ cần một trăm ngàn đồng là có-thể mua được, trong khi mua vàng SJC cần vài chục triệu đồng. Như vậy mỗi tháng đều có-thể chuyển tiền thành đơn-vị-quỹ, không phải để tiền nằm chờ gom đủ số mới chuyển thành vàng.
Dịch-vụ quỹ-đầu-tư mở rất được nhiều người ở các nước công-nghiệp-hoá dùng để tích-luỹ tiền thay vì gửi tiết-kiệm ở ngân-hàng, xem Mutual fund.

Tiền của nhà-đầu-tư trong quỹ-đầu-tư được kiểm-soát rất chặt-chẽ:

  1. Công-ty quản-lý-quỹ chỉ phân-tích thị-trường và ra quyết định mua bán cổ-phiếu hay trái-phiếu vào lúc thích-hợp
  2. Ngân-hàng giám-sát nắm tất cả tiền, cổ-phiếu, trái-phiếu. Ngân-hàng giám-sát sẽ công bố giá-trị tài-sản quỹ hàng tuần hoặc hàng ngày, công-ty quản-lý-quỹ không-thể giả mạo số-liệu để lừa ai được. Các ngân-hàng giám-sát thường là ngân-hàng nước ngoài có nhiều kinh nghiệm như HSBC, Standard Chartered
  3. Ban-đại-diện quỹ do các nhà-đầu-tư bầu lên sẽ theo dõi hoạt-động của công-ty quản-lý-quỹ
  4. Công-ty kiểm-toán độc-lập sẽ định-kỳ kiểm-tra sổ-sách của công-ty quản-lý-quỹ

Cách tính giá đơn-vị-quỹ-đầu-tư

Tổng-giá-trị của một quỹ-đầu-tư gọi là NAV (Net Asset Value, giá-trị tài-sản ròng, là tổng-tài-sản trừ đi tổng-nợ). Tài-sản của một quỹ gồm có các cổ-phiếu và trái-phiếu mà quỹ đang sở-hữu, các khoản-tiền gửi ở các ngân-hàng. Nợ của một quỹ là các khoản-phải-trả, gồm có các chi-phí chưa trả, kể cả phí phải-trả cho công-ty quản-lý-quỹ. Khi giá cổ-phiếu lên thì NAV của quỹ sẽ tăng lên và ngược lại.
Giá của một đơn-vị-quỹ-đầu-tư được tính bằng cách lấy NAV chia cho tổng-số đơn-vị-quỹ của quỹ đó. Người ta cũng thường dùng chữ NAV để chỉ giá của một đơn-vị-quỹ thay vì giá của toàn-bộ quỹ. Tổng-số đơn-vị-quỹ mở sẽ tăng lên khi có người mua thêm đơn-vị-quỹ, và giảm xuống khi có người bán đơn-vị-quỹ. Tổng-số đơn-vị-quỹ đóng không thay-đổi. Quỹ mở sẽ giao-dịch theo giá NAV. Quỹ đóng sẽ giao-dịch theo giá thoả thuận trên thị-trường chứng-khoán.

Mức-độ rủi-ro

Quỹ-đầu-tư vào cổ-phiếu có bị lỗ giống như những người chơi cổ-phiếu không?
Bạn có-thể xem lý do thua lỗ khi chơi cổ-phiếu trong bài Để tiền vào đâu.

Quỹ-đầu-tư không dùng vốn-vay nên không bị rơi vào vòng xoáy lỗ sạch vốn như đầu-cơ cổ-phiếu (xem Phân-biệt những cách đầu-tư và đầu-cơ).

Quỹ-đầu-tư sẽ tăng giá và cho kết-quả lời cao trong dài-hạn, nhưng có vài giai-đoạn ngắn giảm giá. Do đó rủi-ro duy-nhất của quỹ-đầu-tư là rủi-ro ngắn-hạn, cách đối-phó với rủi-ro đó là để tiền trong quỹ đủ lâu như đã ghi ở trên.
Kết-quả thực-tế cho thấy các khoản đầu-tư đều-đặn dài-hạn trong quỹ-đầu-tư DCDS(VFMVF1) có lợi-nhuận trung-bình là 13,44%/năm .

Chú-ý: trong những năm 2013-2014, rất nhiều người hay công-ty chuyên đầu-cơ ngoại-tệ và vàng đã lừa gạt người khác bằng cách xưng là quỹ-đầu-tư, công-ty vàng-bạc đá-quý, đầu-tư uỷ-thác… Hãy xem thêm bài viết về các cách đầu-tư.


Trang-web này được áp-dụng Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License. Bạn được phép chép lại trang-web này, với điều-kiện không được thay-đổi nội-dung và không dùng cho mục-đích thu-lợi và ghi rõ nguồn-gốc https://LeHBoi.github.io. Điều kiện trên cũng áp dụng với domain name trước đây của website này là LHBOI.NAME.VN.