Tiền-điện-tử Pi
Dàn bài
Giới thiệu tiền-điện-tử
Tiền-điện-tử PiLộ-trình của PiRủi-ro
Giá-trị của Pi
Làm sao để có Pi
Pi Node
Giới thiệu tiền-điện-tử
Hẳn các bạn đã nghe nói về tiền-điện-tử (hay tiền-mật-mã, cryptocurrency) mà nổi tiếng nhất là Bitcoin. Ngoài Bitcoin ra còn có hàng ngàn loại tiền-điện-tử khác, mỗi loại có giá-trị cao thấp khác nhau.
Rất dễ để tạo ra một loại tiền-điện-tử mới: phần lõi của chương-trình-máy-tính đã có sẵn dưới dạng mã-nguồn-mở (Open Source Software), chỉ cần sửa đôi chút là có một bộ phần-mềm làm tiền. Dù có cùng một nguyên-tắc là dùng blockchain ghi sổ các giao-dịch để bảo-đảm tính công-khai và chống gian-lận, nhưng mục-đích phát-hành từng loại tiền rất khác nhau.
Có những loại tiền được tạo ra với mục-đích lừa-đảo, dụ-dỗ những người có máu đầu-cơ muốn làm giàu nhanh. Những đồng-tiền đó được quảng-cáo là sẽ có một tương-lai rất tốt, giá-trị tăng rất nhanh nên nhiều người dùng tiền thật để mua đồng-tiền đó từ nhóm người tạo ra nó (ICO: Initial Coin Offering). Sau đó đồng-tiền đó không được dùng vào việc gì, nhanh-chóng mất giá-trị.
Có những đồng-tiền có giá trị nhưng không thể dùng làm phương-tiện-thanh-toán thay tiền vì việc chuyển-khoản quá tốn thời-gian và tốn phí cao. Bitcoin là một trường-hợp như vậy. Ngày nay Bitcoin được dùng chủ-yếu như một thứ tài-sản có giá-trị cao giống như vàng, đồ cổ, tác-phẩm-nghệ-thuật.
Giá-trị của đồng-tiền-điện-tử do thị-trường quyết-định, nhiều người muốn có nó thì nó tăng giá, và ngược lại, ít người muốn có nó thì nó giảm giá. Giá-trị của mỗi đồng-tiền-điện-tử lúc mới được giới-thiệu rất thấp, tuỳ theo thị-trường mà đồng-tiền đó tăng giá hay là bị lãng-quên. Năm 2010, giá-trị ban-đầu của Bitcoin chỉ có 0,001 USD, bây giờ giá Bitcoin hơn 50 ngàn USD, tăng hơn 50 triệu lần.
Để có đồng Bitcoin, người ta phải bỏ nhiều tiền ra mua giống như mua vàng, hoặc dùng máy-tính đào giống như đào vàng. Việc đào Bitcoin thực chất là việc vô-số máy-tính (gọi là node) cùng làm công-việc xác-nhận các giao-dịch chuyển tiền Bitcoin và đóng gói các giao-dịch đó vào một block data, node nào đóng gói xong block đạt yêu-cầu sớm nhất sẽ nhận được những đồng Bitcoin trả công. Việc đóng gói bao gồm việc tính-toán thử rất nhiều lần đến khi ra kết-quả đạt yêu-cầu. Việc đào Bitcoin rất phung-phí năng-lượng vì rất nhiều node cùng làm một việc mà chỉ có một node được trả công. Máy tính để đào Bitcoin phải rất mạnh mới có cơ may tranh-giành được Bitcoin, máy mạnh thì sẽ đắt tiền. Như vậy việc đào Bitcoin hay mua Bitcoin là việc của những người nhiều tiền và có máu mạo-hiểm.
Một loại tiền-điện-tử khác, gọi là stablecoin, có giá-trị tương-đối ổn-định.
Xu-hướng mới hiện nay là các chính-phủ sẽ phát-hành tiền-điện-tử để dùng song-song rồi dần-dần thay-thế tiền đang dùng. Tiền-điện-tử do chính-phủ phát-hành sẽ khác những đồng-tiền phi-chính-phủ nói trên, có giá-trị tương-đương tiền đang dùng và có những ưu-điểm so với tiền đang dùng, ví-dụ như chuyển tiền trực-tiếp từ tài-khoản này sang tài-khoản khác không cần ngân-hàng.
Pi Network
Trong thế-giới tự-do sáng-tạo, liên-tiếp có những người chế ra những đồng-tiền-điện-tử mới với hy-vọng một ngày nào đó giá-trị nó tăng lên nhiều lần.
Tôi vừa được biết một đồng-tiền-điện-tử mới gọi là π (Pi). Pi Network là một dự-án thí-nghiệm phát-triển một đồng-tiền được sử-dụng hàng ngày cho hàng tỷ người trên khắp thế-giới. Mọi người đều có-thể dễ-dàng sử-dụng π và tham-gia làm dịch-vụ trong Pi Network.
Ý-tưởng của Pi Network là tạo ra một cộng-đồng vô-cùng đông người sở-hữu π và công-nhận giá-trị của π.
Mục-tiêu của Pi Network là hàng tỷ người trên thế-giới dùng π như các ví-điện-tử thông-dụng MoMo, ZaloPay, AliPay, WeChat Pay để mua-bán mọi thứ hàng-hoá và dịch-vụ trong đời-sống hàng ngày cả mua-bán trực-tiếp lẫn mua-bán qua Internet. Pi không phải là đồng-tiền để đầu-cơ như Bitcoin.
Giá-trị của π từ đâu mà có?
Từ sự tin-tưởng trong cộng-đồng đông-đảo. Ví-dụ anh bán cà-phê sữa đá sẵn-sàng nhận π từ khách uống cà-phê vì anh ta biết rằng anh bán sữa, anh bán nước đá, chị bán cà-phê hột, chị bán gạo, chị bán thịt đều có ví-điện-tử Pi và đều sẵn-sàng nhận π. Và cô gái bưng cà-phê cũng sẵn-sàng nhận lương bằng π vì cô thấy có nhiều người trong cộng-đồng có ví-điện-tử π. Hơn nữa còn có sàn-giao-dịch để đổi π ra VND hay USD.
Lộ-trình của Pi Network
Pi Network đang phát-triển qua ba giai-đoạn.
Giai-đoạn 1: Thiết-kế, Giới-thiệu và Xây-dựng ban-đầu
Pi xuất-hiện vào ngày 14-03-2019 với server tập-trung. Trong giai-đoạn này người tham-gia nhận được π vào tài-khoản nhưng không chuyển-khoản sang tài-khoản khác được. Tài-khoản này không phải là ví tiền-điện-tử.Giai-đoạn 2: Thử-nghiệm
Đúng một năm sau ngày được giới-thiệu, Pi Network chuyển sang giai-đoạn hai với sự xuất-hiện các node phân-tán trong Internet. Lúc đó Pi đã có hơn 3,5 triệu người tham-gia. Một số tài-khoản Pi được xác-thực danh-tính để được phép chuyển-khoản với nhau để mua-bán hàng-hoá.Giai-đoạn 3: Chính-thức
Hệ-thống hoạt-động hoàn-chỉnh khi đã có khoảng vài chục triệu người trên thế-giới có π. Mọi tài-khoản sẽ được xác-thực danh-tính để sử-dụng ví-điện-tử.Chiến-lược phát-triển Pi qua ba giai-đoạn như vậy rất xuất-sắc: mở rộng thị-trường ra khắp thế-giới nhưng không tốn chi-phí tiếp-thị và khuyến-mại, trong khi các ví-điện-tử MoMo, ZaloPay, AliPay, WeChat Pay tốn hàng triệu USD để phát-triển thị-trường. MoMo trả cho người giới-thiệu khách-hàng mới từ 100 ngàn đồng đến 500 ngàn đồng. Pi Network không tốn đồng nào để mời thêm người, người mời vẫn được thưởng từ giá trị của π do hàng chục triệu người cùng nhau công nhận.
Trong năm 2021, một số người-dùng Pi đã được xác-thực danh-tính ở Việt-Nam đang định-giá một π khoảng 100.000 đồng trong các hoạt-động mua-bán hàng-hoá. Khi Pi Network chuyển sang giai đoạn ba, dự đoán vào cuối năm 2021, thì giá-trị đồng π sẽ gần bằng nhau trên khắp thế-giới.
Giai-đoạn 3 còn gọi là Mainnet, bắt đầu trong Tháng-Mười-Hai năm 2021 và sẽ diễn ra theo hai bước. Bước chuyển tiếp gọi là Enclosed Network, mạng riêng. Trong bước này tiền Pi chỉ được chuyển giữa các ví Pi (chưa được dùng các app ví khác) và các app trong hệ sinh thái Pi Network, chưa được mua bán Pi ở các sàn giao dịch tiền-điện-tử. Với nhịp-độ KYC hiện-nay, giai đoạn này sẽ kéo dài một tới hai năm, đến khi đa số người đã được xác-thực danh-tính.
Thật-sự là ngày 28/6/2022 các ví của những người đã KYC đầu-tiên mới bắt đầu có π thật và 14 ngày sau mới được chuyển π đó sang ví khác. Từ lúc đó, ngày càng nhiều nơi chấp nhận đổi hàng-hoá lấy π, chợ-điện-tử PiChainMall và các chợ khác bắt-đầu hoạt-động. Giá-trị của π đang rất khác nhau, từ 10.000 VND đến vài ngàn USD, tuỳ theo mong-muốn của người có hàng và người có π.
Bước sau cùng gọi là Open Network, mạng mở, không hạn-chế cách dùng tiền Pi nữa. Dự-kiến bắt-đầu trước cuối năm 2024 khi đã có 15 triệu người hoàn-tất KYC và 10 triệu người đã nhận Pi vào ví.
Giá-trị của π sẽ như-thế-nào?
Khi π được lưu-thông thì nó sẽ bắt-đầu có giá-trị. Ban-đầu, giá-trị của π sẽ rất khác nhau giữa các vùng trên thế-giới vì mỗi cộng-đồng tự thoả-thuận một giá-trị của π. Việc giao-thương hàng-hoá từ nơi này sang nơi khác sẽ làm cho giá-trị của π ở mọi nơi hội-tụ lại.
Ví-dụ có hai nơi ở cách xa nhau trên Trái-Đất cùng làm ra món hàng có giá-trị sử-dụng ngang nhau, một nơi bán với giá 1 π, một nơi bán với giá 10 π; các pioneer sẽ đặt mua ở nơi có giá 1 π. Nếu hàng giá 1 π dồi-dào, mua bao nhiêu cũng có thì những nơi bán món đó với giá 3 π, 5 π, 10 π phải hạ giá. Ngược lại, nếu hàng-hoá khan-hiếm thì những nơi bán giá 1 π sẽ nâng giá lên.
Quá-trình giao-thương đó sẽ làm cho giá-trị π trên toàn thế-giới hội-tụ lại trong một khoảng nhỏ, khi đó chuyển sang giai-đoạn Open Network là vừa.
Tham-gia Pi Network
Để có π chỉ cần một máy smartphone—không cần máy mạnh. Mỗi người chỉ được tạo một tài-khoản Pi, sau này tài-khoản đó sẽ phải được xác-thực bằng số điện-thoại và giấy-tờ chứng-minh nhân-thân (passport, căn-cước-công-dân, bằng-lái…) của người chủ tài-khoản.
Mặc dù phải gõ tên thật vào app Pi, bạn có-thể giữ cho app Pi không hiện tên thật của bạn cho người khác thấy mà chỉ hiện tên tài-khoản.
Hiện-nay Pi Network đang trả-công mỗi ngày cho những người tiên-phong tham-gia và làm đại-sứ giới-thiệu Pi đến những người chưa tham-gia. Cộng-đồng càng lớn thì tiền công mỗi ngày sẽ càng giảm xuống, tiền công đã giảm từ 3,1π mỗi giờ khi Pi mới xuất-hiện xuống đến 0,004π mỗi giờ và sẽ giảm xuống zero khi có đủ một tỷ người. Ngoài việc giới-thiệu người tham-gia cộng-đồng, mỗi người còn làm việc xác-nhận tài-khoản của người mình biết. Việc xác-nhận đó sẽ tạo thành một mạng-lưới tin-cậy lẫn nhau trong cộng-đồng. Mỗi ngày người tham-gia Pi mở app trên smartphone một lần để bắt-đầu một chu-kỳ 24 giờ, số π được trả-công mỗi ngày tỷ-lệ với mạng-lưới kết-nối với người khác, càng có nhiều bạn thì càng nhận được nhiều π. Do app chỉ làm việc đếm thời-gian để nhận π nên nó hoàn-toàn không tốn lưu-lượng data, không hại sức và hại pin smartphone.
Pi Browser
Pi Browser là nơi người-dùng tương-tác với Pi Network. Nó vừa là browser thông-thường vừa là nơi kết-nối đến các decentralized app trong Pi Network.
Pi Wallet là một trong các chức-năng của Pi Browser. Người-dùng tạo ví để giữ và chuyển π. Khi tạo ví π, người-dùng nhận được một địa-chỉ ví là một dãy các chữ-cái và con-số bắt-đầu bằng chữ G, và một passphrase—khoá-bí-mật là một dãy 24 từ tiếng Anh. Địa-chỉ ví tương-tự như số-tài-khoản, còn passphrase tương-đương mật-khẩu để mở ví, bạn không được để mất hoặc để lộ passphrase. Khi chưa được KYC, người-dùng có-thể tạo thêm ví nếu lỡ quên hoặc lộ passphrase. Ngay trước khi được KYC, người-dùng phải báo cho Pi Network một ví chính-thức để nhận π. Địa-chỉ ví Pi của tôi ở trong QR code bên cạnh.
Các chức-năng của app Pi Browser còn rất thô-sơ, cần được cải-tiến nhiều. Ví-dụ như không có cách tiện-lợi để gửi địa-chỉ ví. Địa-chỉ ví dài hơn rất nhiều so với số tài-khoản ngân-hàng, để tránh sai-sót trong việc gửi địa-chỉ ví cho người khác, tôi đổi nó ra QR code bằng công cụ.
KYC (xác-thực danh-tính)
Khi tài-khoản Pi mới được tạo, nó chỉ được dùng để nhận tiền công π, chưa thể chuyển và nhận π với người khác cho tới khi được xác-thực danh-tính. Trong giai-đoạn hai này, Pi Network sẽ lần lượt mời các chủ tài-khoản xác-thực danh-tính (KYC: Know Your Customer). Lúc ban đầu Pi Network dùng app Yoti để xác-thực danh-tính. App Yoti sẽ chụp hình mặt người và so-sánh với các giấy-tờ chứng-minh nhân-thân do chính-quyền các nước cấp. Đối với người Việt-Nam, Yoti chỉ chấp-nhận chụp hình passport. Ở một số nước khác, Yoti chấp-nhận thẻ-căn-cước, bằng lái.
Từ Tháng-Mười-Một 2021 Pi Network dùng công cụ KYC tự làm, công-cụ đó so-sánh mặt người với hình trong passport, thẻ chứng-minh-nhân-dân, thẻ căn-cước-công-dân, bằng lái xe.
Sau khi được KYC xong thì người đó mới có một ví-điện-tử trong mạng Mainnet với địa-chỉ đã báo ở bước trước. Sau-đó π sẽ được chuyển dần vào ví-điện-tử.
Pi Wallet—ví-tiền-pi
Wallet là software làm việc với blockchain để xem và dùng tiền pi. Bạn dùng wallet bằng cách mở Pi Browser và chọn wallet.pinet.com. Bạn phải nhập passphrase—khoá-bí-mật để mở ví, Wallet mở ví có địa-chỉ tương-ứng với passphrase mà bạn nhập vào. Ở những smartphone có touch-id hoặc face-id thì bạn có-thể mở ví với tính-năng đó. Mỗi lúc chỉ có một passphrase được gắn với touch-id hoặc face-id.
Sau khi mở ví, bạn có-thể xem lại lịch-sử giao-dịch của ví, địa-chỉ ví và passphrase. Bạn có-thể chuyển tiền pi trong ví sang một ví khác để đổi lấy hàng-hoá, dịch-vụ. Để chuyển pi, bạn nhập địa-chỉ (hoặc scan QR code) của ví kia và số pi muốn chuyển vào rồi bấm Send, kết-quả sẽ hiện ra sau năm giây.
Nhắc lại một lần nữa điều rất quan-trọng: bạn không được để mất hoặc để lộ passphrase.
Nếu bạn để mất passphrase bạn không mở ví được, bạn không dùng được tiền pi trong ví của bạn.
Nếu bạn để lộ passphrase, người khác mở được ví của bạn và sẽ chuyển hết tiền pi của bạn đến ví khác.
Có rất nhiều kẻ-lừa-đảo đã tạo ra các trang web trông giống wallet.pinet.com và lừa bạn nhập passphrase của bạn vào trang web giả đó để chiếm passphrase của bạn. Hãy kiểm-tra kỹ nguồn-gốc trang web bằng dấu V ở góc trên bên-phải màn-hình.
Pi Node
Ngoài việc dùng smartphone làm ví-điện-tử chứa π. Mỗi người còn có thể cài software Pi Node lên máy-tính (Windows, Mac) để tham-gia kiểm-tra các giao-dịch và chạy các decentralized application và được chia tiền phí (π) thu từ người dùng. Trong giai-đoạn hai, chưa có công-thức tính công cho các node, nhưng thời-gian các node chạy được ghi-nhận để chia thưởng trong giai-đoạn ba.
Trước khi Open Network, chỉ có các node do PCT vận-hành chạy với blockchain Mainnet, còn hơn 200 ngàn Node của các pioneer thì chạy với blockchain Testnet. Có hai hạng Pi Node: Node và Super Node. Khi Open Network, tất-cả các máy Node đều được nối vào blockchain Mainnet, nhưng chỉ có các Super Node tham-gia kiểm-tra các giao-dịch. Để được làm Super Node phải đạt được các tiêu-chí do PCT đặt ra.
Một tài-khoản của một người được dùng cho cả ví-điện-tử trên smartphone lẫn cho node. Khi phát-sinh giao-dịch thì ví-điện-tử sẽ hỏi node để được biết giao-dịch có được thực-hiện hay không, nó ưu-tiên hỏi node của cùng tài-khoản (nếu có) hoặc các node ở gần nhất. Các Super Node cùng thực-hiện việc kiểm-tra các giao-dịch và thông-báo kết-quả cho nhau. Khi có đủ số Super Node xác-nhận giao-dịch thì giao-dịch được thực-hiện. Thông-tin của các giao-dịch được ghi vào các block của blockchain.
Mỗi năm giây Pi Network sẽ tạo ra một block mới. Trong giai-đoạn đầu mỗi block chứa tối-đa 1.000 giao-dịch—tương-đương với 200 giao-dịch mỗi giây. Trong tương-lai—khi số giao-dịch tăng lên—thì mỗi block chứa đến 10.000 giao-dịch—tương-đương với 2.000 giao-dịch mỗi giây hay khoảng 170 triệu giao-dịch mỗi ngày. Để so-sánh, vào cuối năm 2021, mỗi ngày MasterCard xử-lý khoảng 366 triệu giao-dịch và Visa xử-lý khoảng 597 triệu giao-dịch.
Mọi giao-dịch pi được xử-lý trong năm giây, nhanh hơn Bitcoin rất nhiều, nhưng vẫn chậm hơn thẻ-tín-dụng và ngân-hàng. Hiện-nay tiền chuyển giữa các ngân-hàng ở Việt-Nam từ Lạng-Sơn tới Cà-Mau chỉ mất chưa tới ba giây.
Các Node còn được dùng như file server, web server phân-tán để phục-vụ cho các app Pi, nhờ vậy các app Pi sẽ nhận được nội dung thật nhanh từ những server ở gần nhất.
Bạn cho máy-tính của bạn làm một Pi Node tức là bạn tham-gia làm dịch-vụ ngân-hàng và nhận được tiền công.
Khi chuyển sang giai-đoạn Mainnet, Pi Network đã công-bố công-thức nhận thưởng Pi Node: tỷ-lệ với số giờ Pi Node hoạt-động trong quá-khứ (hôm-qua, ba tháng qua, một năm qua, hai năm qua và mười năm qua) và tỷ-lệ với số core CPU dùng chạy Node.
Trong tương-lai, sẽ có các decentralized applications được phát-triển để chạy trên các Node và người-ta sẽ trả tiền π khi dùng các app đó, tiền π đó sẽ chia cho các Node.
Cài Pi Node trên Windows 10
Máy dùng làm Pi Node cần có ít nhất 4 GB RAM, và cần phải có đĩa-cứng ít nhất 100 GB (trước Tháng Mười năm 2021, Pi Node cần dùng SSD để kịp ghi các giao dịch, version sau này có-thể chạy với HDD). Pi Node software gồm có hai phần: phần giao-diện cho người-dùng, và phần xử-lý blockchain—gọi là pi-consensus. Pi-consensus chạy trên máy ảo Linux trong một Docker container, Docker container chạy trên Windows WSL2. Nếu bạn dùng Windows 10 Home thì bạn cần phải enable WSL. Install WSL2 theo hướng dẫn của Microsoft. Install Docker Desktop theo hướng-dẫn sau cũng không khó.
Cài Docker Desktop xong, bạn cho nó chạy và dùng lệnh "wsl -l -v" để xem tình-trạng của nó. Khi cả hai distro docker-desktop và docker-desktop-data đều Running là tốt. Bây-giờ bạn download sẵn image của Pi Consensus bằng lệnh "docker image pull pinetwork/pi-node-docker:latest".
Tiếp theo, bạn download và cài phần giao-diện cho người-dùng từ Pi Network vào máy Windows 10. Khi mới cài Pi Node thì phần Pi Consensus chưa được cài vào máy cho tới khi bạn chọn xin làm node. Khi đó, bạn sẽ được hướng-dẫn cài WSL, Docker vào Windows. Sau khi Docker được cài xong, software Pi Node sẽ download PortsChecker image vào Docker.
Sau khi PortsChecker chạy khoảng hơn một ngày với tổng-thời-gian chạy hơn 90% thì Pi Network sẽ thông-báo rằng máy của bạn được làm ứng-cử-viên-node. Khi đó Pi Node sẽ download Consensus image vào Docker để chạy thay PortsChecker.
Tôi đã gặp rắc-rối ở bước này. Khi Pi Node download Consensus, nó liên-tục sinh ra các process con, lên đến hơn một trăm process. Các process con đó dùng hết bộ-nhớ của máy-tính nên tôi bấm nút trong Pi Node để ngừng việc download. Sau khi bấm nút ngừng được một lúc, khi các process con đã dần-dần chấm-dứt thì tôi thấy image pi-node-docker đã được download vào Docker 😥.
Khi đã có pi-node-docker image, restart lại Pi Node thì Consensus container sẽ được khởi-động, tạo database và nối vào mạng và chép các block nhưng chưa được tham-gia phê-chuẩn các giao-dịch. Trong vài giờ đầu tiên, pi-consensus chép lại tất-cả các block đã có từ server của Pi Network. Ở giai-đoạn này, ứng-cử-viên-node không làm nhiều việc nên một máy-tính dưới trung-bình cũng có-thể làm, nó chỉ chép qua mạng khoảng ba gigabyte các block mỗi ngày.
Một rắc-rối khác mà tôi đã gặp phải khi khởi-động Consensus. Consensus trong máy laptop của tôi liên-tục bị lỗi khi tạo database dù đã cố thử nhiều lần. Tôi chép nguyên đĩa-cứng chứa Windows và Pi Node sang một đĩa-cứng khác cho chạy trong máy desktop. Consensus khởi-động thành-công trên máy desktop và chép được hơn ba trăm ngàn block. Để tiết-kiệm điện, tôi lại chép Windows và Pi Node vào một đĩa-cứng 2,5 inch khác để gắn vào máy laptop. Máy laptop chỉ tốn điện bằng ⅓ so với máy desktop.
Tiếp-theo bạn điều-chỉnh router để từ bên ngoài có thể nối vào node qua các port 31400-31409 trên IPv4, thêm rule trong Windows Defender Firewall để cho bên ngoài nối vào các port đó. Trong trường-hợp bạn không được quyền điều-chỉnh router, bạn bỏ qua việc này và bấm vào nút Continue bên dưới, bạn vẫn có thể chạy Pi Node và được chia ít tiền hơn. Để biết các máy bên ngoài có nối được đến Pi Node của bạn hay không, bạn hãy mở trang sau trong browser.
Chỉnh máy
Để máy chạy Pi Node tốt hơn, chúng ta phải chỉnh vài chỗ.
RAM
Máy-ảo Consensus chỉ cần khoảng 700 MB để chạy các process và thêm khoảng vài trăm megabyte làm cache file. RAM để cache file trong máy-ảo là một sự lãng-phí vì file trong máy-ảo cũng được chứa trong đĩa-cứng của máy-thật và được máy-thật cache trong RAM tức là mỗi file được giữ hai nơi trong RAM. Đối với máy có ít RAM thì phải chỉnh WSL để tiết kiệm RAM. Windows mặc nhiên cho phép máy-ảo dùng đến 80% RAM của máy-thật. Để giảm lượng RAM cho máy-ảo thì tạo file config theo hướng dẫn ở Microsoft. Đơn vị memory dùng trong file config đó là MB hoặc GB, tôi cho máy-ảo dùng 2000 MB memory và 1 GB swap, khi đó máy-ảo Consensus dùng khoảng 200 MB swap, đó là những vùng memory ít dùng tới. 200 MB đó được ghi vào một file trong Windows.
Đĩa-cứng
Máy-ảo Consensus liên-tục nhận được các block chứa giao-dịch mới và ghi vào database. Việc ghi đĩa nhiều lần làm ảnh-hưởng đến hoạt-động của máy, để giảm số lần ghi đĩa xuống thì mở Device Manager của Windows, bấm vào dấu-hiệu bên trái Disk drives để hiện ra tất cả các ổ-đĩa, chọn ổ-đĩa-cứng rồi bấm Enter để mở Properties của ổ-đĩa đó. Chọn tab Policies, trong đó chọn "Enable write caching on the device" (default Windows đã chọn rồi), và chọn tiếp "Turn off Windows write cache buffer flushing on the device".
Nếu máy có nhiều ổ-đĩa-cứng thì chỉnh hết trên tất cả các ổ đĩa, nhưng đừng chỉnh trên những đĩa USB.
Tác-dụng của việc chỉnh này là không cho Windows thường-xuyên ghi nội-dung trong cache vào đĩa, mà chỉ ghi khi hết chỗ để cache trong RAM.
Tác-dụng càng rõ trên những máy có ổ-đĩa chậm. Trên máy laptop của tôi gắn HDD, sau khi chỉnh thì Active time đã giảm từ 50%-100% xuống chỉ còn 10%-15%.
Rủi-ro của việc này là khi máy bị mất điện thì có thể bị hư file.
Tắt bớt các service của Windows
Các service có-thể tắt là Bluetooth, Connected User Experience and Telemetry, Data Usage, Diagnostic Policy Service, Display Enhancement Service, Display Policy Service, Geolocation Service, Payment and NFC, Print Spooler, Smart Card, SSDP Dicovery, SysMain, Themes, Windows Search, tắt Prefetch bằng registry editor.
Tắt các background app của Windows
Tắt các background app bằng Control Panel.
Antivirus
Chương-trình antivirus của Microsoft là Windows Security rất hao CPU. Tôi cài Avast vào để đỡ hao. Sau-đó tôi tắt luôn antivirus.Tắt việc làm đẹp màn-hình
Mở Search từ Windows menu, gõ View advanced system settings vào ô search, bấm Open, chọn tab Advanced, bấm Settings trong ô Performance, chọn Adjust for best performance.
Làm như trên sẽ tắt việc làm đẹp màn-hình, đỡ tốn công CPU.
Vấn-đề của Pi Node
Pi Node có vấn-đề khi trạng-thái không Synced trong một thời-gian dài hơn một giờ. Các nguyên-nhân có-thể gây ra vấn-đề đó là:
- máy không nối vào Internet,
- máy bị sai giờ,
- máy yếu,
- database bị hư,
- các lỗi không rõ lý-do trong máy,
- các lỗi không rõ lý-do trong Pi Network.
Khi Pi Node gặp vấn-đề, ta phải kiểm-tra ngay hai nguyên-nhân trên cùng, nếu mắc phải thì phải sửa ngay.
Task Manager sẽ cho thấy các dấu-hiệu của máy yếu: Active time của đĩa-cứng cao liên-tục, dùng nhiều virtual memory, CPU liên-tục chạy nhiều. Việc chỉnh máy ở trên sẽ giảm tải cho máy yếu. Nếu đã chỉnh máy rồi mà các dấu-hiệu của máy yếu vẫn thường xuất-hiện thì cần đổi SSD, thêm RAM hoặc đổi máy mạnh hơn.
Sau khi đã loại-trừ ba nguyên-nhân đầu rồi mà Pi Node vẫn bị trễ nhiều thì sẽ thử tiếp các bước sau để loại-bỏ các tình-trạng lỗi không rõ lý-do trong máy:
- Restart container bằng lệnh sau trong Power Shell
docker container pi-consensus stop docker container pi-consensus start
- Restart Docker com.docker.service trong Services
- Restart Windows
Làm các bước trên cách nhau 30 phút, nếu tình-trạng node không tốt hơn sau 30 phút thì mới làm bước tiếp-theo. Nếu sau khi làm bước ba mà tình-trạng không tốt hơn thì có-lẽ lỗi không rõ lý-do trong Pi Network, phải chờ PCT sửa.
Lỗi database bị hư rất hiếm khi xảy ra nhưng rất dễ sửa. Dấu-hiệu của lỗi này là lệnh stellar-core báo lỗi do container không start database được. Để sửa lỗi này thì chọn Remove all blockchain data trong màn hình Troubleshooting của Pi Node.
Rủi-ro?
Pi Network không thu tiền người tham-gia và cũng không hứa-hẹn chắc-chắn đem lại một tài-sản khổng-lồ cho những người tham-gia. Những người khởi-xướng Pi Network không bán π để lấy tiền. Người tham-gia không phải trả tiền để có π. Trong giai-đoạn hai này, đa-số người tham-gia chưa được xác-thực danh-tính và không thể chuyển-khoản π giữa các đa-số thành-viên nên không có việc mua-bán đầu-cơ π. Chỉ có một số rất ít thành-viên được xác-thực danh-tính bắt-đầu dùng π để mua-bán trong phạm-vi nhỏ, không đủ nhiều để gây ra những cơn sốt đầu-cơ π. Khi Pi Network hoạt-động chính-thức thì đã có hàng chục triệu người có π trong ví-điện-tử, số lượng π dồi-dào để không gây sốt cao trên toàn thế-giới.
Pi Network chỉ trả công khi bạn mời được người tham-gia và người đó có hoạt-động. Khi người đó mời thêm người khác thì bạn không được trả thêm tiền công, tiền công của ai người đó hưởng, điều đó cho thấy Pi Network không hoạt-động đa-cấp.
Pi Network cũng không bắt bạn phải nộp tiền khi tham-gia như các tổ-chức bán hàng đa-cấp.
Pi Network chỉ trả-công cho những người có thật, và mỗi người chỉ nhận được tiền công ở một ví-điện-tử. Để loại-trừ những trường-hợp một người tạo nhiều ví-điện-tử trên nhiều máy-điện-thoại để nhận nhiều tiền, Pi Network yêu-cầu dùng tên thật và xác-thực danh-tính của người chủ ví-điện-tử. Ngoài-ra Pi Network thuộc về Pi Community Company là một công-ty hoạt-động theo luật-pháp và công-ty phải biết rõ ai đang giao-dịch. Đây chính là điểm khác giữa π và các loại tiền-điện-tử trước đây. Số-điện-thoại chỉ dùng để liên-lạc giữa app và server của công-ty. Nếu bạn muốn yên-tâm thì hãy dùng một số-điện-thoại khác với số-điện-thoại quan-trọng của bạn.
Khi tham-gia Pi Network, bạn chỉ cần cho Pi Network biết tên thật và số-điện-thoại. Tôi biết chắc rằng những thông-tin đó của rất nhiều người đã bị mua-bán trên mạng, những người bị lộ thông-tin đó chẳng nhận được gì ngoài những cuộc gọi rác và tin nhắn rác. Khi bạn cho Pi Network biết những thông-tin đó của bạn, bạn có cơ-hội nhận được tiền khi thí-nghiệm thành-công.
Nhiều người sợ app Pi sẽ ăn cắp thông-tin trong những app quan-trọng khác, ví-dụ banking app, đang có trong máy và gửi về server để lạm-dụng. Sự-thật là app Pi không có quyền đọc các file trong smartphone của bạn. App Pi chỉ xin quyền đọc sổ-địa-chỉ và dùng quyền đó để giúp bạn biết có những người nào trong sổ-địa-chỉ đang tham gia Pi Network, bạn có thể xác-nhận những người đó là tin-cậy, và bạn có thể mời thêm những người chưa tham-gia.
Không có bằng-chứng cho thấy app Pi gửi sổ-địa-chỉ của bạn về server.
Như đã viết ở trên, người tham-gia không phải bỏ tiền ra mua π, số π mỗi người nhận được là phần-thưởng cho việc tham-gia và giới-thiệu người tham-gia. Đồng-thời Pi Network Core Team cũng tự thưởng cho họ 25% tổng số π thưởng cho tất-cả những người tham-gia. Mục-tiêu của Pi là tạo ra một phương-tiện-thanh-toán toàn thế-giới chứ không phải tạo ra một khối tài-sản để chia cho cộng-đồng người tham-gia. Giả-sử Pi Network Core Team tự thưởng cho họ nhiều hơn số công-bố và làm giảm giá-trị của π cũng không gây thiệt-hại cho những người tham-gia vì người tham-gia không tốn tiền để nhận π.
Sự-thật là Pi Network đã công-bố mã-nguồn để cộng-đồng giám-sát, chưa có tuyên-bố nào về sự mờ-ám trong mã-nguồn của Pi. Giả-sử Pi Network bị phát-hiện là không an-toàn, bạn ngừng tham-gia, bạn cũng không bị mất gì ngoài 10 giây mỗi ngày trong thời-gian trước đó. Tất-nhiên là Pi Network Core Team phải làm hết sức để Pi Network không thất-bại, vì họ là những người chịu tốn-kém nhiều nhất trong dự-án này.
Đây là một rủi-ro có thật, nhất là khi π đã có giá-trị (giai đoạn 3)!
Ví-điện-tử không giống như ví tiền thông thường mà có phần giống như tài-khoản ngân-hàng. Với ví tiền thông thường, bạn dùng tay mở ví, rút tiền ra đưa cho người trước mặt. Với tài-khoản ngân-hàng, bạn ra lệnh cho ngân-hàng rút tiền ra đưa cho người khác. Để ra lệnh cho ngân-hàng thì bạn phải chứng-tỏ bạn là chủ tài-khoản bằng cách trình căn-cước, hoặc gõ mật-khẩu. Với ví-điện-tử blockchain thì bạn phải gõ passphrase (hoặc private key, passphrase là private key được đổi thành những từ có nghĩa) để chuyển tiền. Khi bạn bị lộ mật-khẩu của tài-khoản ngân-hàng hoặc lộ passphrase của ví-điện-tử thì bạn mất tiền. Khi bạn bị quên mật-khẩu của tài-khoản ngân-hàng thì bạn có thể đến ngân-hàng trình căn-cước và nhờ nhân-viên ngân-hàng thay mật-khẩu mới.
Passphrase hoặc Private key của ví-điện-tử blockchain thì không thể thay được. Có những loại ví-điện-tử blockchain thuộc loại custodial: có một server giữ private key giùm bạn. Khi bạn quên private key, bạn phải chứng-tỏ bạn là chủ của ví-điện-tử đó để server gửi private key cho bạn. Ví-điện-tử chứa π là loại ví non-custodial: không có bất-kỳ ai ngoài bạn giữ private key của ví của bạn. Khi bạn quên private key, không ai có thể giúp bạn nhớ lại được. Vì vậy, bạn phải ghi lại private key và cất kỹ để có thể lấy ra dùng khi cần và không để lộ cho bất-kỳ người nào biết. Để ghi và cất như vậy, bạn có thể làm theo kinh-nghiệm của tôi.
Ví-điện-tử blockchain khác với tài-khoản ngân-hàng ở một điểm quan-trọng là "không cần biết địa-chỉ ví, chỉ cần passphrase là lấy được tiền ra khỏi ví". Không cần biết địa-chỉ ví và cũng không cần biết ví đó thuộc blockchain nào trong hàng ngàn loại tiền-điện-tử blockchain. Người ta chỉ cần lần-lượt thử passphrase đó với những blockchain có giá trị đến khi thấy có tiền hiện ra và chuyển số tiền đó sang ví khác.
Đã có nhiều người bị mất tiền-điện-tử vì bị lộ passphrase. Bị lộ do chụp hình passphrase rồi để lộ file hình đó. Bị lộ do bị lừa gõ passphrase vào các trang web lừa-đảo, nên nhớ rằng chỉ được gõ passphrase của π vào trang wallet.pinet.com, ngoài nơi đó ra thì tất-cả đều là lừa-đảo.
Bạn có muốn tham-gia?
Tôi đã nhận được hơn 6.000 π, các bạn hãy gia-nhập mạng-lưới với tôi để cùng tham-gia một thí-nghiệm toàn-cầu và được trả-công. Thí-nghiệm Pi có thể thành-công hoặc không thành-công, không ai biết được chính-xác ngay lúc này. Việc tham-gia thí-nghiệm không tốn tiền, không tốn nhiều thời-gian thì cũng đáng để thử.
Tóm-lại, các bạn bắt-đầu tham-gia bằng cách mở trang web Pi Network, cài app vào smartphone, đăng-ký tài-khoản, khi đăng-ký nhớ ghi tài-khoản của tôi (LEHBOI) là invitation code để xây mạng-lưới. Kế-đó bạn mời thêm người tham-gia Pi, và xác-nhận ít nhất năm tài-khoản của những người bạn biết.
Bạn cũng cần phải gửi SMS đến server của Pi ở Mỹ/Israel/Anh/Pháp để xác-nhận số-điện-thoại của bạn.
* Pi Network White Paper
* Pi Network Community Wiki
* Reddit Pi Network
* Hướng-dẫn cài Pi Node
Các bài liên quan:
* Những kinh nghiệm khác
Mọi ý-kiến thảo-luận xin ghi vào các trang: Facebook