Giới-thiệu

Thân-thế
Thành-tích
Privacy Policy

Hữu-ích

Lập-kế-hoạch-tài-chính gia-đình

Đầu-tư-cổ-phiếu

Các loại bảo-hiểm

Câu-chuyện

Kinh-nghiệm

Máy-tính

Chữ-Việt

Linh tinh

Ý kiến

Danh mục

Download
Mục lục





Chi-tiêu có kế-hoạch

Soạn lần đầu trong Tháng-Mười, 2011

Mọi-người đều cần đến tiền trong cuộc-sống. Khi còn nhỏ, chúng-ta sống nhờ vào tiền của cha-mẹ; khi đi-làm chúng-ta kiếm-tiền nuôi thân, nuôi con, báo-đáp cha-mẹ và còn phải để-dành cho tuổi-già của chính mình. Về-già mà có sẵn một số-tiền để có thể sống thảnh-thơi, an-nhàn thì thật sướng.

Tại-sao phải nghĩ đến tuổi-già khi bạn còn quá trẻ, còn quá nhiều thời-gian để tích-luỹ tiền-bạc, tài-sản?

Bạn có biết rằng theo kết-quả-thống-kê năm 2010, 70% số người-cao-tuổi ở Việt-Nam vẫn phải làm-việc để kiếm-sống, chỉ có 20% số người-cao-tuổi có lương-hưu hay trợ-cấp-xã-hội. Bạn có biết rằng với đà lạm-phát hàng năm thì mình sẽ cần bao-nhiêu tiền khi về-hưu để có mức-sống ngang với mức hiện-nay? Và bạn có biết mình sẽ nhận được bao-nhiêu tiền lương-hưu mỗi tháng? Hãy tính số tiền hưu-trí cho riêng bạn ở đây.

Phương-pháp sáu cái lọ

Tiết-kiệm như-thế-nào để không cảm-thấy quá eo-hẹp? Để đạt đến sự-an-toàn và tự-do về mặt tiền-bạc hãy chi-tiêu có kế-hoạch, hãy chia thu-nhập thành sáu khoản như sau:

  1. NEC: Chi cho những nhu-cầu thiết-yếu như là ăn, ở, mặc, đi lại, chăm-sóc con, chăm-sóc sức-khoẻ… (chỉ dùng khoảng 55% thu-nhập)
  2. EDU: Chi cho việc học-tập, nâng cao kiến-thức cho chính bạn qua các khoá-học hay sách-vở, tài-liệu (khoảng 10%)
  3. PLAY: Dùng 10% để hưởng-thụ ngay trong kỳ-lương như là đi ăn nhà-hàng, xem phim…
  4. LTSS: Để dành cho những món chi-tiêu lớn như là một chuyến-du-lịch, một TV LCD, chiếc xe mới… Bạn có-thể cần phải để-dành 10% thu-nhập một vài năm đến khi đủ thì mới đem ra dùng. Khi bạn phải chờ-đợi một thời-gian mới có được nó, bạn sẽ quý nó hơn.
  5. GIVE: Dùng 5% để làm từ-thiện, mua quà tặng bạn-bè hay người-thân, mừng đám cưới…
  6. FFA: Để dành cho mục-đích tự-do-tài-chính (khoảng 10%), tiền này sẽ được đem đi đầu-tư sinh lời, không bao giờ tiêu khoản-tiền này cho tới khi đạt được sự-tự-do về tài-chính

Kế-hoạch-chi-tiêu này sẽ giúp bạn thoả-mãn các nhu-cầu thiết-yếu, nhu-cầu hưởng-thụ trước mắt, nhu-cầu hưởng-thụ lớn mà vẫn còn có để nâng-cao trình-độ, giúp-đỡ người quanh mình và đầu-tư cho tương-lai chính mình. Khi tất cả những nhu-cầu đều được thoả-mãn thì bạn sẽ cảm-thấy hạnh-phúc với thu-nhập của mình dù cho thu-nhập đó ít hay nhiều.

Điều quan-trọng trong cách chi-tiêu này là phải có đủ sáu khoản trên; không nhất-thiết phải chia theo đúng tỉ-lệ như trên. Tỉ-lệ trên chỉ là một gợi-ý cho những trường-hợp chung; bạn có thể thay-đổi đôi-chút cho phù-hợp với khả-năng và mục-đích trong những giai-đoạn khác-nhau của cuộc-đời. Bạn có-thể dùng bảng-tính KHTC để lập những khoản phải chi trong tương lai xem để bao-nhiêu phần thu-nhập vào tự-do tài-chính là đủ cho tương-lai (xem Kế-hoạch-tài-chính). Sau khi tính-toán được các tỉ lệ phân bổ cho sáu khoản trên rồi thì bạn hãy thực hiện nó một cách kỷ luật, đừng tuỳ tiện co giãn theo sự chi tiêu tự do hàng tháng. Để bớt bị cám dỗ chi tiêu tự do thì nên trích tiền gửi đầu tư ngay khi có thu nhập, đừng đợi chi tiêu xong rồi mới đem phần dư gửi đầu tư. Đó gọi là trả tiền cho chính mình trước.

Các quỹ phải có trong gia-đình

Mỗi gia-đình cần có nhiều quỹ khác-nhau:

  1. Quỹ ngắn-hạn cho những mục-đích như mục số bốn ở trên: một chuyến du-lịch, một TV LCD, chiếc xe mới…
  2. Quỹ dài-hạn cho mục-đích tự-do-tài-chính (mục số sáu ở trên)
  3. Quỹ trung-hạn cho những mục-đích như mua nhà, cho con học đại-học

Nên dùng công-cụ khác-nhau cho mỗi quỹ để tối-ưu-hoá lợi-nhuận. Nên thực-hiện tiết-kiệm cho các quỹ trên sớm, cùng lúctách-bạch. Đừng nghĩ rằng ta cố-gắng hoàn-thành sớm những kế-hoạch ngắn hạn, rồi bắt-đầu tiết-kiệm cho kế-hoạch trung-hạn, hoàn-thành kế-hoạch trung-hạn rồi bắt-đầu tiết-kiệm cho kế-hoạch dài-hạn.
Khi bạn hoàn-thành một kế-hoạch ngắn-hạn là mua TV LED rồi, bạn sẽ có nhu-cầu ngắn-hạn kế tiếp là mua xe tay ga, mua xe hơi, đến khi bạn nhớ đến kế-hoạch trung-hạn thì thời-gian để thực-hiện nó không còn đủ dài để gọi là trung-hạn rồi.
Tương-tự như-vậy, khi bạn nuôi con thành-tài rồi thì thời-gian để tích-luỹ tiền cho tuổi-già của bạn chỉ còn không quá 10 năm, quá ngắn cho kế-hoạch dài-hạn. Tôi biết có những người đã cố hết sức cho con đi du-học rồi sống hưu-trí chỉ bằng lương-hưu ít ỏi của bảo-hiểm-xã-hội.

Cũng như mọi kế-hoạch khác, kế-hoạch chi-tiêu cũng sẽ được điều-chỉnh khi có những thay-đổi lớn về thu-nhập, chi-tiêu.

Hỏi-Đáp

Thu-nhập của bạn quá thấp để có thể trang-trải tất cả những nhu-cầu và còn đầu-tư cho tự-do-tài-chính?
Hãy cố-gắng thu gọn những nhu-cầu lại tìm cách làm tăng thu-nhập. Bạn hãy thử xem loạt bài trên báo Sài-Gòn-Tiếp-thị, được chụp lại ở trang Download để biết thêm những cách tiết-kiệm. Chỉ khi nào làm như-vậy, bạn mới có thể đạt được an-toàn về mặt tiền-bạc.
Làm-sao để tăng thu-nhập?
Được tăng lương và làm thêm việc.
Làm-sao để được tăng lương?
Nâng-cao khả-năng và thái-độ làm-việc.

Phân-biệt kiếm-tiền và giữ-tiền

Khoản-tiền cần phải có để Tự-do-tài-chính rất lớn nên dù cho người giỏi kiếm-tiền cũng không-thể nhanh-chóng kiếm ra ngay số-tiền đó được mà phải tích-luỹ trong thời-gian dài. Thật-vậy, quỹ-tự-do-tài-chính phải lớn hơn 300 lần chi-tiêu hàng tháng, cần ít-nhất bao-nhiêu năm để tạo ra quỹ đó? Cách chắc-chắn nhất để có quỹ đó là giữ-tiền trong những công-cụ có độ an-toàn và sinh-lợi cao nhất, và đều-đặn gửi thêm tiền vào. Bạn hãy thử dùng bảng-tính TK-M-cố-định để tính xem sau-này bạn sẽ có bao-nhiêu tỉ đồng từ 10% thu-nhập đó.

Những người có khả-năng kinh-doanh thường không muốn tiền nằm một chỗ an-toàn, mà muốn đưa nhiều tiền vào kinh-doanh để đem lại lợi-nhuận nhiều hơn. Làm như-vậy sẽ có một nguy-cơ không kịp rút tiền từ kinh-doanh về để dùng khi có nhu-cầu cấp-thiết trong gia-đình, hoặc tệ hơn nữa là khi việc kinh-doanh gặp khó-khăn thì tương-lai của gia-đình sụp-đổ. Một-số người bạn của tôi đã lâm vào cảnh này, gom hết tiền nhà lập doanh-nghiệp, doanh-nghiệp bị khách-hàng nợ, tiền của tích-luỹ hàng chục năm mất sạch. Doanh-nhân thông-minh sẽ không dùng vốn riêng để kinh-doanh mà dùng vốn của người khác. Người ta lập ra doanh-nghiệp để gọi vốn của người khác, vay vốn ngân-hàng, không bao giờ đem hết vốn riêng đặt vào một doanh-nghiệp. Nếu doanh-nghiệp có thua-lỗ, phá-sản thì doanh-nhân cũng không phải đem tiền nhà ra đền vì doanh-nghiệp là một pháp-nhân độc-lập với doanh-nhân.
Nếu chưa thể dùng vốn của người khác trong kinh-doanh, buộc phải dùng vốn nhà thì bạn hãy lập kế-hoạch-tài-chính cho gia-đình, đều-đặn trích lợi-nhuận đưa vào quỹ-tự-do-tài-chính theo kế-hoạch, phần lợi-nhuận còn lại mới đưa vào vốn kinh-doanh. Và đừng bao giờ đụng vào quỹ-tự-do-tài-chính dù cho tình-hình kinh-doanh đang thuận-lợi hay khó-khăn.

Trong bài này có hai chữ tự-do: tự-do-tài-chính và chi-tiêu-tự-do.

Tôi đã đạt đến Tự-do-tài-chính rồi!
Bạn thì sao? Hãy thử tính theo cách sau xem sao!

Công-cụ thực-hành kế-hoạch chi-tiêu

Theo tài-liệu tham-khảo dưới đây thì người-ta dùng sáu cái lọ để đựng tiền dùng cho sáu khoản trên; khi chi-tiền thì nhớ lấy tiền từ đúng lọ. Bạn có-thể dùng sáu cái phong-bì đựng tiền thay cho sáu cái lọ. Thật-ra thì những khoản số bốn và số sáu rất lớn nên không-thể để trong lọ hay phong-bì được mà là tài-khoản đầu-tư hay bất-động-sản. Nếu bạn để tiền trong tài-khoản ngân-hàng giống như tôi thì không-thể dùng lọ hay phong-bì cho những khoản-chi khác-nhau. Để quản-lý các tài-khoản đó phải dùng chương-trình máy-tính. Bạn có-thể xem thêm kinh-nghiệm dùng gnucash để quản-lý thu-chi. Tất-nhiên bạn cũng có-thể dùng gnucash khi bạn không có tài-khoản ngân-hàng; khi dùng gnucash, bạn không phải đếm xem trong mỗi lọ hay phong-bì còn bao-nhiêu tiền, chỉ cần nhìn vào báo-cáo của gnucash là biết ngay.
Những phần-mềm khác được đề-cập trong bài báo Quản-lý tài-chính gia-đình bằng các phần-mềm là Quicken, Microsoft Money, AceMoney.
Tài-liệu tham-khảo: Learning to Budget with the JARS System, Managing Money – The JARS System.


Trang-web này được áp-dụng Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License. Bạn được phép chép lại trang-web này, với điều-kiện không được thay-đổi nội-dung và không dùng cho mục-đích thu-lợi và ghi rõ nguồn-gốc https://LeHBoi.github.io. Điều kiện trên cũng áp dụng với domain name trước đây của website này là LHBOI.NAME.VN.