Giới-thiệu

Thân-thế
Thành-tích
Privacy Policy

Hữu-ích

Lập-kế-hoạch-tài-chính gia-đình

Đầu-tư-cổ-phiếu

Các loại bảo-hiểm

Câu-chuyện

Kinh-nghiệm

Máy-tính

Chữ-Việt

Linh tinh

Ý kiến

Danh mục

Download
Mục lục





Tính Quỹ Hưu trí

Bước một ở trên đã tính được chi tiêu hàng năm hiện nay trong ô H31 trang Thu-chi, bây giờ mở trang Hưu-trí của bảng tính. Mục đích của phép tính này là tính số tiền cần có khi về hưu để bạn có một mức sống tương đương với mức sống hiện nay, vì lý do trượt giá nên số tiền dùng hàng tháng khi về hưu sẽ lớn hơn số tiền bạn dùng hiện nay.
Khi về hưu, sẽ có những khoản chi ít hơn hiện nay (ví dụ như bớt khoản chăm sóc con) và có thể phát sinh những khoản chi mới (ví dụ như chi tiêu chữa bệnh), hãy chọn một hệ số, ghi vào ô B2 làm tỉ lệ giữa chi tiêu lúc về hưu và chi tiêu hiện nay. Tỉ lệ B2 này phụ thuộc vào việc bạn đang ở trong giai đoạn nào của cuộc đời. Ô B3 là chi tiêu hàng năm hiện nay nhân với hệ số đã chọn, chia cho 12, đây là mức chi tiêu hàng tháng dự kiến khi về hưu nhưng tính theo mức giá hiện nay.

Gợi ý: nếu bạn chưa lập gia đình hoặc mới lập gia đình thì B2 khoảng 1,5, nếu bạn đang nuôi con thì B2 khoảng 0,7, nếu con bạn đã trưởng thành thì B2 khoảng 1,1.

Nếu bạn đã bỏ qua bước một trong trang Thu-chi thì bạn nhập số tiền chi tiêu hàng tháng gần đúng hiện nay nhân với B2 vào ô B3.

Ghi tuổi hiện nay, lãi suất hiện nay, trượt giá ước tính từ năm nay cho đến khi về hưu, số tiền/tài sản hiện đã để dành được cho quỹ hưu trí vào các ô B4, B5, B6, B7 trang Hưu trí. Nếu bạn để quỹ hưu trí dưới nhiều dạng khác nhau thì lãi suất là trung bình có hệ số của tất cả các lãi suất. Lựa chọn công cụ để tiền dài hạn tốt bạn sẽ có được lãi suất cao hơn gửi tiết kiệm ở ngân hàng.

Ghi tuổi dự tính về hưu vào ô B10. Ô B11 sẽ có số năm bạn còn phải kiếm tiền. Nếu bạn là người làm công có đóng bảo hiểm xã hội thì bạn bắt đầu nhận được lương hưu khi đến tuổi theo quy định của luật lao động. Nếu bạn tiết kiệm giỏi, bạn có thể về hưu sớm hơn luật quy định. Ngược lại, bạn có thể phải về hưu trễ hơn luật quy định, nghĩa là vẫn phải tiếp tục làm việc khi đã quá tuổi về hưu.

Ghi số tuổi thọ dự tính vào ô B12, lãi suất tiết kiệm dự tính khi sống hưu vào ô B13, mức trượt giá trung bình khi về hưu vào ô B14. Chương trình sẽ tính ra chi tiêu hàng tháng khi bạn về hưu trong ô B15 và B16. Đừng ngạc nhiên trước số rất lớn trong ô B16, đó là do lạm phát.

Nếu bạn có những hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mà bạn có thể rút tiền lời khi bạn đến tuổi về hưu, hoặc là có nhà cho thuê, bạn đã có sẵn một phần của B15. Tiền lương hưu sẽ nhận được từ Bảo hiểm xã hội cũng là một phần có sẵn của B15. Bạn hãy ghi tổng các khoản này vào ô B19.

Phần dưới của trang tính dùng để dự tính mức lương hưu nhận từ Bảo hiểm Xã hội. Hãy bấm vào dòng màu xanh ngay sau đây để xem chi tiết.

Dự tính mức lương hưu nhận từ Bảo hiểm Xã hội (bấm vào đây để xem chi tiết)

Hai ô B27 và B28 để ghi số tháng đã đóng BHXH và tổng số lương đã đóng BHXH. Bạn phải mở sổ BHXH của bạn để cộng ra hai số này. Ở thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể tìm thông tin ở trang web của BHXH.
Ô B30 ghi mức lương đóng BHXH của bạn hiện nay, hãy hỏi phòng nhân sự nơi bạn nhận lương để biết số này, nó có thể thấp hơn nhiều so với lương bạn đang nhận hàng tháng.
Ô B32 để ghi dự báo mức tăng lương BHXH, gồm tăng do trượt giá cộng với tăng do sự thăng tiến của bạn, khoảng 10% là thích hợp trong lúc này. Để thận trọng thì bạn có thể ghi số nhỏ trong ô này. Đặc biệt là trong trường hợp bạn đang đóng BHXH với mức lương cao thì bạn sẽ nhanh chóng chạm đến mức lương tối đa của BHXH (là 20 lần lương tối thiểu theo quy định của luật hiện hành), trong trường hợp này bạn nên cho mức tăng lương do thăng tiến khoảng 1%/năm thôi.
Ô B33 là dự báo mức lương đóng BHXH cuối cùng của bạn trước khi về hưu. Ô B34 là mức lương đóng BHXH bình quân trong suốt thời gian bạn đi làm.
Ô B35 là dự báo lương hưu tối đa của bạn.

Chương trình sẽ tính ra số tiền cần có khi đến đúng tuổi về hưu, kết quả trong ô B22 phụ thuộc vào số tiền để lại khi chết vào ô B21. Đến đúng tuổi về hưu B10, với số tiền B22, và giả sử lãi tiết kiệm hàng tháng sẽ là B13, đủ cho bạn sống đến B12 tuổi. Số tiền B22 đó lớn hơn suy nghĩ của nhiều người do sự trượt giá. Biểu đồ bên cạnh giúp bạn hình dung số tiền đó lớn như thế nào.

Nếu bạn có các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ đáo hạn khi đến tuổi về hưu, tức là bạn đã có sẵn một phần của B20. Các tài sản bán được như nhà-đất, cổ phiếu, vàng, ngoại tệ cũng là một phần của B20 khi bạn đến tuổi về hưu. Ghi tổng các món đó vào ô B20. Theo phân tích của tôi, giữ vàng hay ngoại tệ lâu dài không phải là cách tốt nhất.

Ô B23 sẽ cho biết bạn cần có ngay bao nhiêu tiền vào lúc này để sinh ra số tiền B22 trừ bớt B20 với lãi suất B5.

Nếu B23 < B7, bạn đã tiết kiệm giỏi trong thời gian qua, bạn có thể về hưu sớm hơn, hãy thử giảm tuổi hưu trong ô B9 để biết bạn có thể về hưu từ lúc nào. Nếu tiếp tục tiết kiệm giỏi nữa, bạn sẽ sống dư dả hơn khi về hưu (có thể tăng hệ số B2). Khi B23 < B7 thì B24 < 0, nghĩa là bạn có thể dùng một phần lãi từ quỹ hưu trí ngay từ lúc này.

Nếu B23 > B7, bạn chưa tiết kiệm đủ trong thời gian qua, từ giờ trở đi bạn cần tiết kiệm thêm B24 mỗi tháng. Tức là số tiền tiết kiệm của bạn cần phải tăng nhanh hơn. Nếu bạn không thể tiết kiệm thêm thì bạn sẽ phải tăng tuổi về hưu hoặc bạn sẽ có một cuộc sống eo hẹp khi về hưu. Khoản tiết kiệm thêm B24 mỗi tháng bạn phải đem sinh lời với lãi suất B5. Khoản tiết kiệm B24 này cũng cần được tăng dần theo độ trượt giá hàng năm để chống lại lạm phát lối sống.

Bây giờ bạn quay lại trang Thu-chi để xem bạn có tiết kiệm đủ cho các khoản để dành cho tương lai không.

Trang này được lập ra để tính trong trường hợp một người chia cuộc đời làm hai giai đoạn: đi làm (đồng thời nuôi con) và về hưu. Nếu muốn chia ra n giai đoạn (trường hợp sinh con trễ hoặc nghỉ làm sớm, sẽ có giai đoạn đi làm, nghỉ làm mà nuôi con còn nhỏ, nghỉ làm và con đã lớn; trường hợp sinh con sớm, sẽ có các giai đoạn đi làm nuôi con, đi làm và con đã lớn, nghỉ làm) thì copy trang này ra n-1 trang, mỗi trang tính cho một giai đoạn. Hãy tính giai đoạn sau cùng trước tiên để ra số tiền B22 cần có cho giai đoạn sau cùng, rồi dùng số tiền B22 cần có đó nhập vào ô B21 khi tính giai đoạn trước; cứ như vậy sẽ tính được quỹ hưu trí cho giai đoạn đầu gồm luôn các giai đoạn sau; số tiền B24 của giai đoạn nghỉ làm đầu tiên sẽ được dùng trong trang Thu-chi.

trở về trang Kế hoạch tài chính
Mọi ý kiến thảo luận xin ghi vào các trang: Twitter hoặc Facebook

Trang-web này được áp-dụng Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License. Bạn được phép chép lại trang-web này, với điều-kiện không được thay-đổi nội-dung và không dùng cho mục-đích thu-lợi và ghi rõ nguồn-gốc https://LeHBoi.github.io. Điều kiện trên cũng áp dụng với domain name trước đây của website này là LHBOI.NAME.VN.