Giới-thiệu

Thân-thế
Thành-tích
Privacy Policy

Hữu-ích

Lập-kế-hoạch-tài-chính gia-đình

Đầu-tư-cổ-phiếu

Các loại bảo-hiểm

Câu-chuyện

Kinh-nghiệm

Máy-tính

Chữ-Việt

Linh tinh

Ý kiến

Danh mục

Download
Mục lục





Những điều NÊN và KHÔNG-NÊN làm trong thời Internet

Viết lần-đầu trong Tháng-Mười-Một, 2021.
Thời-đại Internet có nhiều dịch-vụ tiện-lợi xuất-hiện, kèm-theo rủi-ro khi dùng những dịch-vụ đó. Mỗi-người cần biết những điều sau-đây để tránh rủi-ro.
Những dịch-vụ mới phát-triển rất nhanh và liên-quan đến những điều rất quan-trọng của mỗi-người, đó là sự an-toàn và tài-sản. Vì-vậy mỗi-người hãy cố-gắng hiểu được những dịch-vụ đó để thêm tiện-lợi và bớt rủi-ro. Những người ít tiếp-xúc với máy-móc thì cần để đầu-óc mở rộng, kiên-nhẫn tìm-hiểu từng dịch-vụ.
Bạn có-thể bấm vào từng link sau-đây để xem từng loại dịch-vụ:

Khi dùng điện-thoại di-động

KHÔNG-NÊN gọi lại những cuộc-gọi-lỡ từ số lạ
Nếu người-gọi thật-sự cần liên-lạc với bạn, họ sẽ gọi lại hoặc nhắn-tin. Trừ-khi bạn đang có thứ gì để bán, bạn không cần phải gọi đến số mà bạn không biết của ai. Và bạn cũng NÊN tập thói-quen nhắn-tin sau khi gọi mà không được trả-lời.
KHÔNG-NÊN lo-sợ khi bị doạ có thư khởi-tố hay bắt-giam
Gọi điện-thoại thông-báo khởi-tố hay bắt-giam chỉ là trò lừa-đảo để người-nghe lo-sợ rồi giao tiền cho công-an giả giữ giùm.

Nạp-tiền điện-thoại trả-trước

NÊN nạp-tiền bằng các app ngân-hàng, app thương-mại điện-tử, app ví-điện-tử.
Nạp-tiền theo cách này rất tiện, tài-khoản điện-thoại nhận được tiền ngay khi nạp và được chiết-khấu đến 4%.
KHÔNG-NÊN mua mã-số nạp-tiền
Vì mua xong mất thời-gian để nạp, nếu không nạp ngay có thể bị lạc mất. Càng không-nên mua thẻ-cào để nạp, vì mất thêm thời-gian mua và có-thể cào hư thẻ.

Các dịch-vụ cộng-thêm

KHÔNG-NÊN đăng-ký các dịch-vụ cộng-thêm không-cần-thiết
để tránh tốn-tiền
NÊN thường-xuyên kiểm-tra các dịch-vụ cộng-thêm đang phải trả-tiền.
Các công-ty dịch-vụ điện-thoại di-động rất thường gửi SMS mời chủ-thuê-bao dùng các dịch-vụ cộng-thêm. Có một số dịch-vụ cộng-thêm có-ích như được liệt-kê trong trang web Tiện-ích di-động, ngoài-ra có rất nhiều dịch-vụ không có ích như nhận tin-tức, nhận kết-quả xổ-số… Dù có-ích hay không-có-ích thì chủ-thuê-bao trả-trước sẽ rất dễ quên rằng đang trả-tiền cho dịch-vụ nào. Hậu-quả là tài-khoản bị trừ tiền đều-đặn cho những dịch-vụ không cần dùng đến. Trong trang Tiện-ích di-động vừa nêu cũng có ghi cách kiểm-tra các dịch-vụ cộng-thêm đang phải trả-tiền.

Smartphone Android

Những điều dưới-đây cũng có thể đúng với smartphone iOS.
Trong đại-dịch Covid-19, việc giãn-cách xã-hội làm cho smartphone rất cần-thiết đối với mỗi-người. Tuỳ-theo khả-năng, bạn có thể chọn smartphone giá từ một triệu đồng trở-lên để có thể tận-dụng được những lợi-ích của nó.
NÊN ghi thông-tin cấp-cứu của bạn vào mục Emergency information trong Settings
Thông-tin cấp-cứu gồm có tên, địa-chỉ, nhóm-máu, các chất dị-ứng, các bệnh mãn-tính, số-điện-thoại của những người thân nhất, có đăng-ký hiến-tạng hay không.

Khi bạn bị bất-tỉnh nơi công-cộng, người-lạ có-thể gọi cho người-thân của bạn bằng chính smartphone của bạn mà không cần mở khoá màn-hình, nhân-viên y-tế có-thể đọc được những thông-tin cấp-cứu đó bằng-cách bấm vào chữ Emergency trong màn-hình máy đang bị khoá. Với những thông-tin đó, việc cấp-cứu sẽ nhanh hơn.
Khi bạn gặp một người đang bất-tỉnh, bạn cũng NÊN thử tìm thông-tin cấp-cứu trong smartphone của người đó, và gọi cho người-thân của người đó.
KHÔNG-NÊN tắt các app đã dùng xong
Các app đã dùng xong vẫn xuất-hiện khi bạn chọn chức-năng chuyển-màn-hình giữa các app, sự xuất-hiện đó có hơi làm rối mắt bạn. Tuy-nhiên những app đó không thật-sự chạy và bạn không-cần tắt chúng. Hệ-điều-hành Android kiểm-soát những app đó, chúng không làm hao pin hay hao lưu-lượng Internet. Ngược-lại, nếu bạn tắt chúng thì bạn có-thể bị hao pin hơn khi bạn cần dùng app đó lần nữa vì Android phải đọc lại app đó từ flash storage vào RAM.
NÊN rất cẩn-thận khi cài thêm app vào máy
Có rất nhiều app do kẻ-gian làm, có thêm nhiệm-vụ ăn-cắp thông-tin trong máy rồi gửi về cho kẻ-gian. Những thông-tin bị ăn-cắp thường là tên và mật-khẩu các tài-khoản ngân hàng. Phải tìm-hiểu về mức-độ an-toàn và sạch-sẽ của app sắp cài bằng cách dùng search engine với tên app và chữ safe.
Ở mức-độ thiệt-hại ít hơn thì các app đó lén gửi tin-nhắn đến các số được nhận tiền khi nhận tin-nhắn, và tài-khoản điện-thoại của bạn bị mất tiền, hoặc các app đó ngầm mở quảng-cáo liên tục làm điện-thoại của bạn bị hao pin.
NÊN dùng các app giúp liên-lạc qua Internet—OTT
Thay-vì gọi hoặc nhắn-tin bằng dịch-vụ thông-thường của điện-thoại di-động, dùng các OTT app sẽ đỡ tốn tiền hơn nhiều.
NÊN chọn một gói-cước mobile data phù-hợp với nhu-cầu
Smartphone sẽ rất có-ích khi được nối vào Internet. Nối smartphone vào Internet, bạn sẽ dùng được Google Maps để tìm đường đi nhanh nhất, các OTT app để liên-lạc (tiết-kiệm được tiền gọi và nhắn-tin), ví-điện-tử và mobile banking để thanh-toán không dùng tiền-mặt…
Khi ở trong nhà hoặc trong văn-phòng hoặc ở một số nơi công-cộng, smartphone của bạn được nối vào Internet qua sóng Wi-fi của LAN. Khi bạn ra đường, bạn nên cho smartphone của bạn nối vào Internet qua mobile data. Tuỳ-theo mức-độ thường-xuyên di-động, bạn nên chọn một gói-cước mobile data phù-hợp.
Gia-đình tôi đang dùng gói-cước 3-trong-1 của Vinaphone: trả tiền một lần để mỗi tháng được dùng FTTH Internet, mobile Internet, gọi điện-thoại di-động không giới-hạn trong gia-đình.
NÊN dùng app Google Maps để tìm đường đi
Tình-trạng giao-thông thay-đổi liên-tục: đường mới mở ra, đường bị hẹp lại do sửa đường, đường bị kẹt do ngập-nước, do tai-nạn… App Google Maps sẽ chỉ cho bạn đường đi nhanh nhất trong tình-trạng ngay lúc bạn sắp đi.
NÊN chia-sẻ vị-trí của bạn cho người-thân bằng app Google Maps
Người-thân sẽ yên-tâm khi biết bạn đang ở đâu mọi-lúc. Cách làm được viết trong trang Kinh-nghiệm dùng Google Maps.
NÊN dùng smartphone để học ngoại-ngữ
Học ngoại-ngữ rất có-ích cho cuộc-sống của mỗi-người. Ngoại-ngữ giúp chúng ta tiếp-thu thêm kiến-thức. Học ngoại-ngữ đều-đặn giúp bộ-não khoẻ-mạnh. Duolingo là một trong những app để học ngoại-ngữ mọi-lúc, mọi-nơi với smartphone.
NÊN dùng smartphone để theo-dõi sức-khoẻ
Smartphone giúp chúng-ta ghi lại hồ-sơ sức-khoẻ lâu-dài để có thể xem lại. Một số thông-tin liên-quan đến sức-khoẻ được ghi một-cách tự-động như là số bước-chân, thời-gian ngủ. Một số thông-tin khác cần phải chủ-động ghi vào như là huyết-áp, đường-huyết…
App Google Fit có thể tự-động ghi số bước-chân của bạn. App Sleep as Android có thể ghi lại chất-lượng giấc-ngủ của bạn. Bạn có thể ghi huyết-áp, chỉ-số đường-huyết, cân-nặng, tiền-sử bệnh vào app Sổ-sức-khoẻ điện-tử.
NÊN cài app hiện tên của số-điện-thoại lạ
Các app này ghi thêm tên vào số-điện-thoại, giúp cho bạn biết phần nào về người lạ đang gọi mình, có thể giúp bạn từ-chối bớt những cú-điện-thoại không mong-muốn.
KHÔNG-NÊN root máy
Người-dùng smartphone Android được cài những app không làm thay-đổi các thông-số quan-trọng của hệ-điều-hành. Để thay-đổi các thông-số quan-trọng đó, các app cần quyền đặc-biệt mà Android không cho, và nhiều người root máy để có quyền đặc-biệt đó. Máy đã root có nguy-cơ mất an-toàn khi cài nhằm những app chuyên ăn cắp thông-tin trong máy, nhất là những thông-tin về trương-mục và mật khẩu. Rất nhiều app liên-quan đến tiền sẽ không chạy trên máy đã root.
NÊN dùng ít-nhất hai số-điện-thoại
Một số dùng riêng cho các dịch-vụ quan-trọng như ngân-hàng chính, quỹ-đầu-tư. Cần giữ bí-mật số-điện-thoại này, không dùng để gọi nhiều nơi. Có-thể dùng số này khi gọi người-thân (nhưng nhớ dặn người-thân không để lộ số này cho bất cứ ai dù thân tới đâu). Nếu số-điện-thoại bí-mật đó dùng thẻ-SIM thì nên khoá thẻ-SIM đó bằng PIN. Thẻ-SIM được khoá bằng PIN sẽ hỏi PIN mỗi lần bật điện-thoại, như-vậy người-lạ sẽ không dùng được thẻ-SIM đó. Số thứ-hai dùng trong các vụ giao-dịch khác như mua hàng, ngân-hàng phụ. Ngân-hàng chính là nơi bạn cất nhiều tiền. Ngân-hàng phụ là nơi bạn cất ít tiền để chi-tiêu hàng-tuần, thẻ-tín-dụng.
Nếu có-thể được thì cũng NÊN dùng hai smartphone.
Hiện-nay có nhiều app quan-trọng trong smartphone: ngân-hàng, giữ mật-khẩu, OTP, danh-tính điện-tử… Khi smartphone bị hư chúng ta cần phải factory reset trước khi giao cho thợ sửa để tránh rủi-ro thợ dò được cách mở khoá màn-hình sau khi sửa máy và dùng được các app quan-trọng đó. Nhưng có những trường-hợp máy bị hư đến mức không thể factory reset được; trong những trường-hợp như vậy thì đừng giao cho thợ mà nên cất máy đó vào tủ và dùng máy khác.
Vậy thì chúng ta nên dùng riêng một smartphone cho những việc quan-trọng trên, không cần smartphone mạnh và đắt tiền. Và dùng máy thứ-hai, một smartphone mạnh hoặc tablet, cho những việc khác, ví-dụ như xem bản-đồ, soạn tài-liệu, soạn bảng-tính, mua-sắm, mạng-xã-hội, học, giải-trí, theo-dõi sức-khoẻ… Khi máy mạnh bị hư mà không factory reset được thì chúng ta có-thể chấp-nhận rủi-ro giao máy cho thợ sửa vì các app trong máy không quan-trọng. Trước khi giao máy không factory reset cho thợ thì cần dùng một máy khác ngắt các dịch-vụ khỏi máy bị hư. Từ một máy khác, chúng ta có thể ngắt các dịch-vụ Google, Facebook khỏi máy không cần dùng nữa.
Cẩn-thận hơn nữa thì không gắn SIM số-điện-thoại dùng cho các dịch-vụ quan-trọng vào máy chứa các app quan-trọng để giảm bớt rủi-ro trong trường hợp bị mất máy.

Khi dùng tài-khoản ngân-hàng

NÊN có tài-khoản thanh-toán
Chỉ cần có thẻ-căn-cước là đủ điều-kiện mở tài-khoản thanh-toán. Có tài-khoản thanh-toán, bạn sẽ thêm được nhiều tiện-nghi khác: thẻ-thanh-toán để mua-sắm không dùng tiền-mặt, chuyển tiền nhanh và sạch-sẽ, dùng app ngân-hàng để nạp tiền điện-thoại trả-trước, trả tiền điện-nước, dùng app thương-mại điện-tử, dùng ví-điện-tử, dùng quỹ-đầu-tư… Giảm dùng tiền-mặt sẽ giúp bạn kiểm-soát chi-tiêu dễ hơn, giảm rủi-ro rơi mất tiền và giảm lây-nhiễm vi-khuẩn hay virus.
Nếu tài-khoản của bạn thường có nhiều tiền thì bạn nên có riêng một tài-khoản cất nhiều tiền, và những tài-khoản giữ ít tiền cho những khoản chi-tiêu hàng-tuần. Tài-khoản chính chứa nhiều tiền liên-kết với số-điện-thoại bí-mật của bạn, và không liên-kết với các ví-điện-tử.
Hiện-nay, tôi dùng rất ít tiền-mặt. Tôi nhận tiền vào qua tài-khoản thanh-toán. Tôi trả hầu-hết các khoản-tiền chính bằng chuyển-khoản, thẻ-thanh-toán. Tôi đã chuyển tiền khi trả tiền-thuê-nhà, khi đóng phí-quản-lý chung-cư, khi đi chữa răng, khi gọi thợ đến sửa cửa, khi đi mua đồ gắn phòng-tắm… Tôi không dùng ví-điện-tử vì không-cần-thiết.
Người-bán-hàng lẻ hoặc làm dịch-vụ nhỏ cũng có-thể nhận thanh-toán không tiền-mặt bằng ví-điện-tử hoặc tài-khoản ngân-hàng. Đã có những người-bán-lẻ trên lề-đường in sẵn QR code của ví hoặc tài-khoản ngân-hàng của mình ra giấy, ép nhựa rồi treo ngay nơi-bán.
Hiện-nay việc mở tài-khoản thanh-toán ở ngân-hàng đã rất thuận-tiện, chỉ cần dùng smartphone mở tài-khoản và xác-thực danh-tính với ngân-hàng là xong, không cần đến phòng-giao-dịch. Bạn chỉ cần đến phòng-giao-dịch để nâng hạn-mức giao-dịch lên.
NÊN chọn ngân-hàng miễn-phí
Có nhiều ngân-hàng miễn các loại phí (phí-duy-trì tài-khoản, phí-chuyển-khoản…) khi dùng tài-khoản thanh-toán và không cần để một đồng nào trong tài-khoản.
Các nơi-bán-lẻ nhận tiền qua chuyển khoản NÊN in sẵn VietQR của các tài-khoản nhận tiền
App mobile banking scan VietQR giúp chuyển tiền liên-ngân-hàng nhanh-chóng và chính-xác. Tôi đã chuyển-khoản vài trăm ngàn trả tiền-mua-hàng và dịch-vụ vài lần, và trả tiền hớt-tóc qua VietQR.

Online banking

Bạn phải vô-cùng cẩn-thận với tài-khoản tiền của bạn vì kẻ gian không ngừng dùng vô-số cách để lừa lấy tiền của bạn.
Bạn cần giữ kín các chi-tiết cá-nhân như: số-điện-thoại và e-mail liên-kết với tài-khoản ngân-hàng, số căn-cước, ngày-cấp… Kẻ-gian biết được những chi-tiết đó sẽ có-thể kích-hoạt app mobile banking rồi dùng tài-khoản ngân-hàng của bạn.
KHÔNG-NÊN cho bất-kỳ người nào biết OTP
Bạn phải tuyệt-đối giữ kín mật-khẩu và OTP của tài-khoản giao-dịch online banking. Không cho bất-kỳ người nào biết, kể cả khi người đó tự-xưng là nhân-viên ngân-hàng, hay công-an.
KHÔNG-NÊN tin mọi SMS hay e-mail có-vẻ là gửi từ ngân-hàng
Không-bao-giờ bấm vào các link được gửi đến qua SMS hoặc e-mail có vẻ là gửi từ ngân-hàng. Bạn nên lưu lại URL đúng của các ngân-hàng cần dùng vào bookmark và chỉ mở từ bookmark.
KHÔNG-NÊN cài app được người-lạ đề-nghị
Bọn lừa-đảo thường tự-xưng là nhân-viên ngân-hàng, cán-bộ thuế, hay công-an, rồi đề-nghị nạn-nhân cài app của cơ-quan. Những app giả đó sẽ ăn-cắp thông-tin trong smartphone của bạn, hoặc lén điều-khiển smartphone của bạn để thực-hiện giao-dịch với ngân-hàng.

Quỹ-đầu-tư

Đã có tài-khoản thanh-toán ở ngân-hàng rồi thì cũng nên có tài-khoản quỹ-đầu-tư để tích-luỹ tài-sản cho những lúc cần trong tương-lai.

Công-ty Quản-lý-quỹ Dragon Capital có một bộ các quỹ thích-hợp cho các mục-đích tích-luỹ từ ngắn-hạn đến dài-hạn. Đó-là:

Quỹ DCIP
Quỹ này đầu-tư vào thị-trường tiền-tệ (cho vay), lợi-nhuận ổn-định hơn 5%/năm, thích-hợp cho những món-tiền ngắn-hạn từ một tháng trở-lên. Dùng quỹ này thay sổ-tiết-kiệm có kỳ-hạn ở ngân-hàng có lợi hơn.
Ví-dụ 1: bạn có một khoản-tiền dự-phòng khẩn-cấp. Khoản-tiền này được để yên từ năm này qua năm khác, và phải luôn-luôn có sẵn khi cần đến. Để khoản-tiền dự-phòng đó trong quỹ DCIP, nó sẽ sinh lời liên-tục. Khi cần đến nó, bạn sẽ có ngay trong vòng 1-2 ngày-làm-việc.
Ví-dụ 2: trong tài-khoản thanh-toán của bạn có dư hơn mười triệu đồng mà sau ba tuần nữa sẽ dùng đến để thanh-toán thẻ-tín-dụng, bạn gửi số tiền dư đó vào DCIP sẽ có lợi hơn để trong tài-khoản thanh-toán.
Quỹ DCBF
Quỹ này đầu-tư vào thị-trường tiền-tệ (cho vay), lợi-nhuận ổn-định hơn 6,5%/năm, thích-hợp cho những món-tiền trung-hạn từ một năm trở-lên. Dùng quỹ này thay sổ-tiết-kiệm có kỳ-hạn 12 tháng ở ngân-hàng có lợi hơn. Bạn sẽ dùng quỹ DCBF để tích-luỹ cho những khoản tiền trung-hạn, dự-định sẽ dùng đến trong vòng năm năm tới. Nguồn-tiền gửi vào quỹ DCBF là thu-nhập mỗi tháng, hoặc chuyển từ quỹ DCDS sang.
Quỹ DCDSDCDE
Hai quỹ này đầu-tư vào cổ-phiếu, lợi-nhuận trung-bình hơn 10%/năm, thích-hợp cho những món-tiền dài-hạn từ năm năm trở lên. Quỹ DCDS có lợi-nhuận cao trong dài-hạn nhưng cũng có những năm lỗ, vì-vậy phải đặt kế-hoạch dài-hạn cho những khoản-tiền. Quỹ DCDE có tính-chất ổn-định hơn so với DCDS, nhưng cũng chỉ thích-hợp để đầu-tư dài-hạn.
Trong vòng năm năm trước khi đến thời-điểm dùng tiền theo kế-hoạch, thì cần chọn thời-điểm cổ-phiếu đang tăng giá để chuyển tiền sang quỹ DCBF, tài-sản trong quỹ DCBF sẽ không bị đột-ngột giảm giá như cổ-phiếu.

Khi dùng thẻ-thanh toán

KHÔNG-NÊN để thẻ của bạn ra khỏi tầm-mắt
Trên mặt thẻ có in những chữ và số đủ dùng để thanh-toán qua Internet. Khi thẻ của bạn ra khỏi tầm-mắt đủ lâu, kẻ-gian có-thể chụp hình hai mặt thẻ để có những chữ và số đó.
NÊN sẵn-sàng khoá thẻ nhanh nhất
Khi những chữ và số in trên mặt thẻ của bạn bị lộ, nó có thể bị kẻ-gian dùng để mua hàng qua Internet mà người-trả-tiền là bạn. Việc bị lộ có thể xảy ra khi bạn thanh-toán bằng thẻ trực-tiếp hoặc thanh-toán ở một website rồi website đó bị lộ. Khi thấy có một giao-dịch bất-thường xảy ra, bạn hãy khoá thẻ ngay-lập-tức.
Cách khoá thẻ nhanh nhất là dùng app của ngân-hàng phát-hành thẻ, cách này nhanh hơn là gọi điện-thoại đến ngân-hàng vì tổng-đài của các ngân-hàng thường rất bận.
Cẩn-thận hơn nữa thì bạn NÊN khoá chức-năng giao-dịch online của các thẻ-thanh-toán, và chỉ mở ra khi cần giao-dịch, rồi khoá lại ngay sau khi giao-dịch xong.

Khi mua hàng từ-xa

NÊN cẩn thận với những món-hàng quá rẻ
Món-hàng quá rẻ thì chất lượng kém, hoặc người bán hàng có ý lừa lấy tiền mà không giao-hàng.
NÊN cẩn-thận với những website lạ
Phải tìm-hiểu về mức-độ tin-cậy của website đó bằng cách dùng search engine với chữ scam.

Khi dùng các dịch-vụ online

NÊN bảo-vệ các trương-mục của bạn thật cẩn-thận
Các trương-mục e-mail có thể liên-quan đến các dịch-vụ ngân-hàng và tài-chính, cần được giữ thật kỹ. NÊN dùng hai lớp bảo-vệ cho các trương-mục. Cách bảo-vệ được viết chi-tiết trong trang web Bảo-vệ tài-sản-số-hoá. NÊN dùng riêng một địa-chỉ e-mail cho các dịch-vụ ngân-hàng và tài-chính, và một địa-chỉ e-mail khác cho những dịch-vụ web không quan-trọng. Và tạo nhiều alias cho địa-chỉ e-mail không quan-trọng đó, mỗi alias dùng với một nhóm dịch-vụ khác nhau.
NÊN cẩn thận khi cho người trong Internet mượn tiền
Người trong Internet có thể đã từng là người-thân, người-quen mà bạn biết rất rõ, nhưng một hôm người đó bị mất quyền kiểm-soát trương-mục dịch-vụ online của họ và kẻ-gian dùng trương-mục đó để hỏi vay-tiền hoặc nhờ mua mã-số nạp điện-thoại. Gặp trường-hợp như-vậy, bạn cần liên-lạc bằng giọng-nói (qua điện-thoại, không qua OTT app) với người trong Internet để hỏi cho rõ tình-hình, kẻ-gian sẽ không dám trả-lời bằng giọng-nói.
Một kiểu người trong Internet khác là người gửi tặng bạn một món-quà rất có giá-trị mà bạn cần phải chi một số tiền kha-khá trước-khi nhận được quà.
NÊN dùng filter trong Gmail
Để tự-động xử-lý những thư không quan-trọng và thư-rác.
Những thư không quan-trọng là thư gửi vào những nhóm ví-dụ như nhóm bạn học, nhóm đồng-nghiệp cũ… Hãy để filter tự-động gắn nhãn và archive những thư đó, như vậy bạn không thấy chúng xuất-hiện trong Inbox, khi nào rảnh-rỗi thì mở chúng ra xem theo các nhãn.
Phần lớn thư-rác đã được đưa vào ngăn Spam, để ngăn Spam gọn hơn bạn có thể dùng filter để tự-động xoá những thư quảng-cáo gửi nhiều lần từ những nguồn cố-định. Hãy chọn một phần tiêu-biểu trong thư quảng-cáo làm điều-kiện cho filter, khi gặp đúng phần đó thì Gmail tự-động xoá luôn thư-rác. Phần tiêu-biểu có-thể là số-điện-thoại, web domain name của kẻ gửi thư quảng-cáo.

Khi dùng máy-tính của người-khác

NÊN mở cửa-sổ web browser riêng-tư mới và đóng cửa-sổ đó ngay-sau-khi dùng xong
Web browser sẽ không ghi lại những gì bạn đã làm trong cửa-sổ riêng-tư, không có cache trang web, không có lịch-sử xem web…
KHÔNG NÊN gõ password của những dịch-vụ không có lớp bảo-vệ thứ-hai
Bạn, và có khi người-chủ-máy cũng, không-thể biết máy-tính đó có phần-mềm trộm password hay không. Nếu bạn bị trộm mất password mà không có lớp bảo-vệ thứ-hai thì bạn đã mất trương-mục đó.
KHÔNG-NÊN cắm USB drive hoặc smartphone
Bạn, và có khi người-chủ-máy cũng, không-thể biết máy-tính đó có virus hay không. Virus có thể nhiễm vào USB drive hoặc smartphone của bạn rồi nhiễm vào máy của bạn. Virus sẽ làm hư tất-cả file trong máy của bạn.
Khi cần in file ở tiệm in, tôi chuẩn-bị các file đó thành những file pdf và upload những file pdf đó vào một shared folder không cần password trong một cloud storage server. Tại tiệm in, tôi mở shared folder đó bằng web browser, download các file pdf và in.

Trang-web này được áp-dụng Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License. Bạn được phép chép lại trang-web này, với điều-kiện không được thay-đổi nội-dung và không dùng cho mục-đích thu-lợi và ghi rõ nguồn-gốc https://LeHBoi.github.io. Điều kiện trên cũng áp dụng với domain name trước đây của website này là LHBOI.NAME.VN.